Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngừa chứng ho ban đêm

Ai cũng có thể đã từng mắc phải chứng ho ban đêm một hoặc nhiều lần trong cuộc đời của mình.
chứng ho ban đêm gây phiền, không chỉ làm rối loạn giấc ngủ của bạn, mà còn có thể can thiệp và làm xáo trộn giấc ngủ của những người khác. Liệu có cách gì khắc phục?

Tại sao ho trở nên tồi tệ và nhiều hơn vào ban đêm?

Bình thường, các đường dẫn khí ở mũi và hô hấp trên sản sinh ra chất nhầy với mục đích để giữ ẩm ướt đường thở. Vào ban ngày, nếu chất lỏng được tạo ra quá mức, chúng sẽ được nuốt xuống một cách tự nhiên. Tuy nhiên, phản xạ nuốt không đáp ứng hiệu quả khi bạn ngủ. Vì vậy, chất nhầy tiết ra làm cản trở việc thở bằng mũi, mà sẽ gây ra thở bằng miệng vào ban đêm. Thở miệng dẫn đến khô miệng và các thành cổ họng làm trở nên nhạy cảm hơn và dễ ho hơn. Thêm nữa, chúng ta đã biết ho là cơ chế bảo vệ cơ thể và giúp tống vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Một khi đường hô hấp không thể được làm sạch một cách tự nhiên, virut và các chất ô nhiễm trong chất nhầy sẽ kích thích thần kinh và khiến bạn ho để bảo vệ và làm sạch cho đường thở. Tất cả những yếu tố vừa nêu góp phần làm tăng khuynh hướng ho nhiều và tồi tệ hơn vào ban đêm.

Các biện pháp khắc phục chứng ho ban đêm

Giữ cho đầu nâng lên khi ngủ: Giữ đầu ở độ cao hơn bình thường vào ban đêm sẽ giúp giữ cho đường hô hấp mở và ngăn ngừa sự kích ứng của chất nhầy, khiến ho ít hơn. Cách tiếp cận này cũng đem lại lợi ích, nếu ho do hội chứng trào ngược dạ dày.

Giữ độ ẩm cho đường thở: Nhiệt lạnh hoặc nóng trực tiếp từ quạt, máy điều hòa không khí hoặc máy sưởi có thể làm trầm trọng thêm ho vì chúng có thể khiến đường thở trở nên khô. Bạn cũng có thể sử dụng máy làm ẩm hoặc đặt một bát nước đầy trong phòng. Ngâm bồn tắm hoặc tắm vòi hoa sen trước khi đi ngủ cũng giúp giữ cho đường hô hấp ẩm ướt.

Gừng rất hiệu quả với ho khan: Lấy một ít gừng tươi, đặt một ít muối biển lên đó và nhai nó để giảm bớt ho. Nếu hương vị gừng quá hăng, bạn có thể thử trà gừng bằng cách chỉ cho một ít gừng vào một cốc nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong và vài giọt nước chanh để làm cho trà ngon hơn. Một cách điều trị ho rất hiệu quả khác là pha gừng và tiêu xay với mật ong, hương vị có thể hơi mạnh nhưng nó làm giảm ho một cách hiệu quả.

Nước muối súc miệng: Rất hiệu quả trong việc loại bỏ nhiều chất nhầy ra khỏi cổ họng. Súc miệng nước muối ấm vài lần trước khi đi ngủ để tránh ho vào ban đêm.

Dừng hút Thu*c: Ho mạn tính gặp vào ban đêm, nhất là lúc chợp mắt là một tác dụng phụ thường gặp của việc hút Thu*c lá lâu dài. Đây không phải là cách khắc phục nhanh chóng, nhưng nếu bạn là người hút Thu*c lá, hãy bỏ Thu*c ngay. Không chỉ tình trạng ho được cải thiện mà sức khỏe tổng thể của bạn cũng tốt hẳn lên.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ho ở ban đêm có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Nếu ho không thuyên giảm hoặc có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ: Nếu bạn bị hụt hơi nghiêm trọng hoặc khó thở; Nếu hơi thở của bạn cạn và nhanh hơn bình thường; Nếu đôi môi hoặc khuôn mặt của bạn chuyển sang màu xám; Nếu có sốt cao; Nếu ho và sốt ở trẻ dưới ba tháng tuổi; Nếu ho ở trẻ sơ sinh trong vài giờ mà không thuyên giảm.

Bác sĩ sẽ can thiệp chứng ho ban đêm tùy thuộc vào nguyên nhân ho. Các phương pháp điều trị khác nhau phù hợp cho từng nguyên nhân ho khác nhau, bao gồm: ho do nhiễm khuẩn; ho do trào ngược acid dạ dày; ho do hen suyễn hoặc viêm phế quản; ho do dị ứng.

BS. Thanh Hoài

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngua-chung-ho-ban-dem-n137826.html)

Chủ đề liên quan:

chứng ho hô hấp ho về đêm

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các Thuốc nhuận tràng thường được dùng để điều trị táo bón và hỗ trợ làm tăng nhu động ruột trong một số bệnh lý.
  • Thuốc giãn phế quản được dùng trong hai rối loạn hô hấp là hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, cần phải sử dụng thận trọng nhóm Thuốc này…
  • Khi bị dị ứng hô hấp bạn thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi hay bị dị ứng ngoài da với biểu hiện mày đay, ngứa... thì một trong những Thu*c để dùng để ứng phó với tình trạng này là alimemazin.
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY