Bạn nên biết hôm nay

Ngừa viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, bệnh có thể gặp ở cả trẻ em. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền hà trong ăn...
viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, bệnh có thể gặp ở cả trẻ em. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền hà trong ăn, uống, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bệnh có thể phòng ngừa được.

Vì sao bị viêm khớp thái dương hàm?

viêm khớp thái dương hàm là tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai được gọi là khớp thái dương hàm. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như: nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp hoặc viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới. Chấn thương do va đập (T*i n*n xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm. Một biến chứng xảy ra dễ dẫn đến viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều. Nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp thái dương hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn. viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8. viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn. Thống kê cho thấy, viêm khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp, sau các viêm ở khớp nhỏ - nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều khớp xương bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng.

Nhận biết thế nào?

viêm khớp thái dương hàm gây đau khớp có thể ở một bên, đôi khi cả hai bên mặt. Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi, nhưng đôi khi bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi, nhất là lúc nhai và hàm dưới khó cử động (cử động bị giới hạn). Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp thái dương hàm là đau hoặc khó chịu trong khớp hàm hoặc cơ nhai. Có thể gặp tiếng lục cục khi nhai trong khớp thái dương hàm đang bị đau và há miệng khó khăn, đau tăng lên. Khi đã xuất hiện tiếng kêu lục cục khi nhai là bệnh đã ảnh hưởng đến khớp.

Bên cạnh đó có cảm giác mỏi mặt, sưng mặt phía bên khớp thái dương hàm bị đau do cơ nhai hoạt động kéo dài liên tục làm cho phì đại cơ nhai. Đặc điểm của phì đại cơ nhai sẽ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to (bên khớp bị viêm), một bên bình thường vì thế khuôn mặt trở nên mất cân đối. Một số trường hợp có kèm theo đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề thính giác. Biến chứng đầu tiên của viêm khớp thái dương hàm là giãn khớp. Nếu bị giãn khớp thái dương hàm thì rất dễ bị trật khớp, dính khớp. Lúc này các đầu khớp bắt đầu thoái hóa có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà không biết và không điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá hủy đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được. Lời khuyên bác sĩ

viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, để điều trị cần phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Việc đầu tiên là phải giảm đau khớp và đau cơ bằng các Thu*c giảm đau (paracetamol, mobic, dicloffenac) và kháng viêm (cortocoid), Thu*c giãn cơ (myonal). Nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại. Cần được ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn. Nếu xác định được nguyên nhân thì cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Nếu điều trị thích hợp, người bệnh đáp ứng tốt thì sau khoảng từ 3 - 5 ngày gần như bệnh dứt hẳn không mắc lại. Tuy vậy, nếu nguyên nhân phức tạp thì có những trường hợp điều trị kéo dài cả năm trời, thậm chí phải chung sống suốt đời với căn bệnh này. Vì vậy, thành công nhiều hay ít phụ thuộc vào người bệnh đến khám bệnh sớm, điều trị kịp thời.

Ðể dự phòng viêm khớp thái dương hàm cũng tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp chỉnh sửa. Ví dụ, răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, vì thế cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tốt nhất. Trong trường hợp bị mất răng thì cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định. Cần tránh các thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm như mút ngón tay (trẻ em), cắn móng tay, cắn môi, cắn bút... Khi bị stress cần được giải tỏa bằng các hình thức khác nhau như chơi thể thao, bơi, đọc sách, báo và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để tránh thoái hóa khớp.

BS. Việt Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ngua-viem-khop-thai-duong-ham-5519.html)

Tin cùng nội dung

  • Cây tỏa dương là loại cây mọc ký sinh trên rễ của cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Đông y dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương...
  • Bổ thận tráng dương là điều trị làm khỏe phần dương (khí, tinh) bằng dược hoặc thức ăn, thường phối hợp với bổ thận thành bổ thận tráng dương.
  • Hoàng kỳ dùng cho các trường hợp lao quyện nội thương, khí hư, huyết hư, tiêu chảy lỏng; sa trực tràng, sa dạ dày, sa tử cung, băng lậu,...
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hướng dương được dùng làm Thu*c: hoa có tác dụng bổ dưỡng can thận...
  • Ba kích còn được gọi với nhiều cái tên khác trong dân gian như: cây ruột gà, ba kích thiên, sáy cáy, chồi hoàng kim...
  • Tây dương sâm còn gọi hoa kỳ sâm, tây sâm, là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm
  • Ở người cao tuổi vẫn còn có nhu cầu T*nh d*c. Một trong những trở ngại để thực hiện hoạt động T*nh d*c ở người cao tuổi là rối loạn cương dương!
  • Viêm khớp là bệnh thoái hóa của khớp, một phần vì sự hư tổn với thời gian sử dụng, nhưng cũng gây ra do nếp sống của con người và sự không có hiểu biết rõ ràng về bệnh. Viêm khớp là rối loạn thường thấy ở người cao tuổi. Bệnh cũng xảy ra ở lớp tuổi trung niên, thậm chí trẻ hơn.
  • Giúp bạn hạ nhanh cơn đau do viêm khớp nhưng lại gây tổn thương cho dạ dày, vì vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi dùng Thuốc Diclofenac.
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY