Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Người bệnh gút có ăn được THỊT VỊT không, tại sao?

Thịt vịt là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng chỉ có người bị gút cấp tính mới có thể ăn được, nhưng chỉ được ăn vừa đủ, ăn đúng cách, không lạm dụng

thịt vịt là thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm của gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau. theo sự ghi nhận của chuyên gia dinh dưỡng cho biết, giá trị dinh dưỡng của thịt vịt cao hơn nhiều lần so với thịt bò, thịt heo và một số thực phẩm khác. mặc dù hàm lượng dinh dưỡng cao những không phải ai cũng có thể ăn được. vậy, người bị bệnh gút có ăn thịt vịt được không? chuyên gia thuocdantoc.vn sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: vịt nướng chao, bún măng vịt, thịt vịt luộc hành, cháo vịt đậu xanh,… một số bài báo cáo khoa học mới nhất cho biết, giá trị dinh dưỡng của thịt vịt cao hơn cả thịt bò, thịt heo, thịt dê, cá và trứng. bởi trong 100 gram thịt vịt thì có đến 25 gram protein, 20 gram calorie và nhiều dưỡng chất khác như canxi, kẽm, photpho, đồng, magie, lipit, vitamin a, vitamin b, vitamin e, vitamin k,…

Trong khi đó, giới y học cổ truyền còn cho biết, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặt, tính hàn, có tác dụng, giải độc, tư âm, dưỡng vị, tiêu thũng, lợi thủy. ăn thịt có thể khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể, chóng mặt, lao phổi do phế âm hư.

Với những thành phần dinh dưỡng trên, thịt vịt mang lại khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. điển hình như:

    Chống xơ vữa động mạch;

Bị bệnh gút có ăn thịt vịt được không? – Giải đáp thắc mắc

Vấn đề người bị gút có ăn thịt vịt được không đang là mối quan tâm của nhiều người bệnh và đây cũng chính là câu hỏi của một bạn đọc tên ngọc quý có gửi đến hộp thư điện tử của website với nội dung như sau:

“chào chuyên gia! ba cháu đã mắc phải căn bệnh gút đã được 3 năm nay và đã tạm ngưng sử dụng Thu*c do bệnh tình đã thuyên giảm, các cơn đau ít xuất hiện, chỉ xuất hiện ở những ngày trở trời. bác sĩ điều trị dặn ba cháu cần lưu ý đến chế độ ăn uống trong quá trình không sử dụng Thu*c. ba cháu rất thích ăn các món ăn được chế biến từ thịt vịt, đặc biệt là thịt vịt nướng. nhưng hôm tái khám thì ba cháu quên hỏi bác sĩ điều trị có ăn thịt vịt được không. vậy, người bị gút có ăn được thịt vịt không ạ? mong sớm nhận được sự phản hồi của chuyên gia.”

(Lưu Ngọc Quý, 27 tuổi, An Giang)

Cảm ơn bạn ngọc quý đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến website thuocdantoc.vn. thắc mắc của bạn cũng chính là mối quan tâm của đa số đối tượng mắc bệnh gút hiện nay. để trả lời được câu hỏi của bạn, trước hết cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh gút, từ đó lý giải việc người bệnh gút ăn thịt vịt được không.

Hàng loạt báo cáo mới nhất cho biết, gout là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Yếu tố nổi bật gây nên căn bệnh này là do các tinh thể axit uric trong máu dư thừa nên lắng đọng tại các khớp và gây nên tình trạng viêm khớp, kèm theo đó là những cơn đau nhức khó chịu. Một phần khác là do quá trình bài tiết axit uric qua thận quá yếu.

Cơ chế hình thành axit uric là sự tổng hợp từ hợp chất purin. Hợp chất này lại có nhiều trong một số thực phẩm sử dụng hằng ngày, như: hải sản, rượu, bia, cà phê, một số loại thịt, cá,… trong đó có cả thịt vịt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt vịt có chứa làm lượng purin khác cao – dẫn xuất làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến các triệu chứng đau nhức, sưng tấy. cứ 100 gram thịt vịt thì sẽ có 138mg hàm lượng purin được chuyển hóa thành axit uric.

Chính vì thế, các đối tượng bị gút cấp tính vẫn có thể ăn thịt vịt nhưng chỉ được ăn vừa đủ và ăn đúng cách, không được ăn quá nhiều. đối với các trường hợp mắc bệnh gút mãn tính thì không nên ăn thịt vịt. điều này giúp người bệnh tránh tình trạng bệnh tình chuyển biến nặng hoặc để lại di chứng nguy hiểm.

Điều chỉnh chế độ ăn thịt vịt cho các người mắc bệnh gút cấp tính

Như vừa đề cập, các đối tượng mắc bệnh gút cấp tính có thể sử dụng các món ăn từ thịt vịt nhưng phải ăn vừa đủ và đúng cách. tốt nhất là tuân theo các nguyên tắc sau:

    Liều lượng sử dụng: Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn từ 40 – 60 gram thịt vịt và không nên ăn liên tục trong nhiều ngày. Một tuần chỉ nên tiêu thủ không quá 100 gram thịt vịt;
  • Tuyệt đối không được ăn nội tạng thịt vịt: Bởi bộ phận này chứa hàm lượng axit béo và cholesterol khá cao, việc tiêu thụ có thể làm gia tăng nồng độ axit uric có trong máu. Hơn nữa, việc hấp thụ nội tạng vịt có thể khiến cho hệ tiêu hóa không thể phân hủy toàn bộ nồng độ purin. Điều này sẽ làm bệnh gút trở nặng hơn;
  • Không được ăn phần da vịt: Bởi bộ phận này chứa rất nhiều axit béo. Việc cơ thể hấp thụ quá nhiều hàm lượng axit béo sẽ gây ức chế đến cơ quan tiêu hóa;
  • Không được ăn phần đùi thịt vịt: Phần đùi vịt là bộ phận có chứa hàm lượng purin và protein rất cao. Điều này không tốt cho người bị bệnh gút;
  • Kết hợp thịt vịt với nhiều thực phẩm khác: Rau xanh, các loại đậu là những thực phẩm nên sử dụng để ăn kèm với thịt vịt. Sự kết hợp này có thể cân bằng dược hàm lượng purin và chất xơ có trong cơ thể, mặt khác, giúp tăng khẩu vị, tránh sự nhàm chán;
  • Chỉ nên ăn thịt vịt luộc hoặc hấp: Không nên ăn thịt vịt chiên, rán hoặc nướng, điều này sẽ làm hàm lượng purin cao hơn. Đồng thời, lượng dầu được dung nạp vào cơ thể có thể gây ra tình trạng khó tiêu và làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, người bị gút chỉ nên ăn thịt vịt luộc hoặc hấp;
  • Không nên sử dụng nước luộc thịt vịt: Tương tự như phần đùi và da thịt vịt, hàm lượng axit béo trong nước luộc thịt rất nhiều và không tốt cho sức khỏe người bị gút.

Nếu không ăn được thịt vịt thì nên thay thế bằng thực phẩm gì?

Các chất dinh dưỡng có trong thịt vịt đều có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều thực phẩm khác, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả tươi. và đây cũng chính là giải pháp cho các đối tượng không ăn được thịt vịt. tuy nhiên, người bệnh cần biết nên và không nên thay thế thịt vịt bằng những thực phẩm nào để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gút. dưới đây là một số lưu ý:

    Ngoài việc kiêng cữ thịt vịt, các đối tượng mắc bệnh gút ở giai đoạn mãn tính cũng nên tránh sử dụng các món ăn chế biến từ các loại thịt gia súc, gia cầm;

Một số lưu ý khi sử dụng thịt vịt cho người bị bệnh gút

Trong quá trình sử dụng thịt vịt, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn đúng cách cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

    Về bản chất, thịt vịt có vị tanh, tính hàn mạnh nên không phù hợp cho các đối tượng vừa mới thực hiện phẫu thuật. Nếu không may sử dụng phải có thể gây sưng tấy, sưng mủ tại vị trí mổ, vết thương khó lành;

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về vấn đề người bị gút có ăn được thịt vịt không. hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các đối tượng bị bệnh gút cần biết nên ăn gì và kiêng cữ những gì để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý.

Những thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin bổ ích cho bạn đọc:

    Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-gut-co-an-duoc-thit-vit-khong)

Tin cùng nội dung

  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY