Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người bệnh thận mạn lưu ý trong mùa Covid-19

(MangYTe) - Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ Covid-19 ảnh hưởng đến thận như thế nào và làm sao để người bệnh thận mạn tính vẫn sống an toàn, vui khỏe vượt qua đại dịch mà vẫn điều trị bệnh được tối ưu và đầy đủ.

Bệnh thận mạn là gì?

Người mắc bệnh thận mạn khi bị giảm chức năng thận mạn tính với độ lọc cầu thận ước đoán nhỏ hơn 60 ml/phút/1,73m2 da, đồng thời gây tổn thương thận như tiểu albumin, cặn lắng nước tiểu bất thường, bất thường về cấu trúc thận kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. tần suất bệnh thận mạn từ 10 - 15% dân số, ước tính có khoảng 850 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh thận mạn. khi thận bị suy chức năng tiến triển, người bệnh sẽ mệt mỏi, kém tập trung, ăn kém, nôn ói, thiếu máu, tăng huyết áp, thậm chí hôn mê, co giật. một khi tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối, người bệnh sẽ Tu vong nếu không áp dụng các biện pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận. bệnh thận mạn và covid-19 có liên quan như thế nào? covid-19 là bệnh lý đường hô hấp nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến thận. virus sars-cov-2 sẽ gây tổn thương trực tiếp làm hoại tử tế bào ở thận hoặc gián tiếp thông qua các đáp ứng viêm, tổn thương nội mạc mạch máu, tình trạng tăng đông, thiếu oxy cho mô, thiếu nước…

Người bệnh thận mạn đang lọc màng bụng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Tất cả các yếu tố này gây nên tình trạng tổn thương thận cấp với nguy cơ 30 - 50% các trường hợp người bệnh nhập hồi sức tích cực, làm tăng tỉ lệ Tu vong lên tới 40 - 60%. một số người bệnh sống sót được cũng có thể dẫn tới suy thận mạn giai đoạn cuối, phải điều trị thay thế thận lâu dài. ngược lại, nếu bạn mắc bệnh thận mạn, virus sẽ phát triển nhanh chóng. bản thân bệnh thận mạn không làm tăng nguy cơ nhiễm virus. tuy nhiên, người bệnh có thể dễ mắc bệnh hơn nếu hệ miễn dịch bị suy yếu do uống Thu*c chống thải ghép khi ghép thận, chạy thận nhân tạo, suy thận mạn giai đoạn cuối. nếu nhiễm covid-19, người bệnh thận mạn dễ bị bệnh nặng hơn người bình thường, chức năng thận càng bị sụt giảm nhiều hơn. người bệnh cần làm gì? người bệnh mắc bệnh thận mạn có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm covid-19. vì vậy, cần áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm theo khuyến cáo 5k của bộ y tế. tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn kiêng đảm bảo đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng theo bác sĩ hướng dẫn. nếu không thể đến bệnh viện tái khám do đang trong thời gian giãn cách, hoặc đang cư trú trong khu vực bị phong tỏa, người bệnh phải liên hệ với bác sĩ để thông báo về tình hình sức khỏe và tìm giải pháp để duy trì Thu*c đang uống, đặc biệt đối với những người đang dùng Thu*c ức chế miễn dịch như ghép thận hoặc mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống. khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ bằng các phương tiện như điện thoại, email, zalo, viber, messenger… dự trữ các thực phẩm, Thu*c, vật dụng cần thiết: nếu có thể, cần mua dự trữ những thức ăn kiêng mà người suy thận thường sử dụng cùng các gia vị, đồ gia dụng cần thiết. người bệnh cần lên danh sách và lập kế hoạch mua dự trữ những thứ này. nên có sẵn Thu*c uống trong 30 ngày. hiện nay, bảo hiểm y tế có thể cho phép cấp Thu*c trong 90 ngày nếu tình trạng bệnh lý cho phép. duy trì chạy thận nhân tạo: được lọc máu đầy đủ sẽ giúp cho hệ miễn dịch mạnh mẽ và ít nguy cơ lây nhiễm virus hơn. mặt khác, việc bỏ các cữ chạy thận có thể dẫn đến các biến chứng như phù phổi cấp, tăng kali máu làm nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh hoặc làm cho người bệnh phải nhập viện cấp cứu, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh tại bệnh viện, làm tăng gánh nặng cho nhân viên y tế. hiện nay, tất cả các cơ sở chạy thận nhân tạo cũng áp dụng các biện pháp phòng tránh lây lan virus. chọn phương pháp lọc màng bụng: lọc màng bụng là biện pháp điều trị thay thế thận thích hợp trong mùa dịch covid-19 và được bộ y tế khuyến cáo ưu tiên áp dụng nếu không có chống chỉ định. với phương pháp này, người bệnh có thể tự làm tại nhà, ít nguy cơ tiếp xúc với người bệnh khác, nhân viên y tế trong bệnh viện. người bệnh có thể thăm khám bệnh từ xa, trao đổi với bác sĩ qua điện thoại. điều trị chống thải ghép: sau khi được ghép thận là hết sức quan trọng, không thể bỏ qua. tuy nhiên, các Thu*c này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, làm cho cơ thể mất sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng và nhiễm virus hơn. các Thu*c này rất quan trọng, quyết định phần lớn đến hiệu quả điều trị nên người bệnh phải duy trì đều đặn theo hướng dẫn. trong trường hợp có những thắc mắc về việc sử dụng Thu*c, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp. sống khỏe về thể chất và tinh thần: cần xây dựng những thói quen lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần. không lo lắng thái quá, hoặc hoang mang sẽ làm cho tình trạng sức khỏe suy yếu, cũng dễ nhiễm bệnh hơn. ngoài ra, các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch cũng là những yếu tố nguy cơ làm cho bệnh covid-19 nặng lên nên không thể bỏ qua việc điều trị các bệnh lý này.

ThS. BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo

Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nguoi-benh-than-man-luu-y-trong-mua-covid-19-425808.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh thận mạn việt nam y dược

Tin cùng nội dung

  • Xin kính chào Mangyte, Em muốn đến khám bệnh tại BV Đại học Y dược nhưng nghe nói bệnh viện lớn lắm, em ở quê lên lại không quen biết, cũng không giỏi ăn nói nên không biết đến phải hỏi han thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn quy trình khám bệnh của BV Đại học Y dược giúp em, để việc đi lại của em được dễ dàng hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Mangyte nhiều. (Tăng Thị Minh - Tiền Giang)
  • Kính chào quý báo, Em có nghe thông tin BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức phẫu thuật miễn phí cho người bị dị tật khe hở môi - hàm ếch. Em muốn tìm hiểu thông tin để đưa cháu nhà em đi chữa trị, kính xin quý báo giúp đỡ giùm em. Em xin trân trọng cảm ơn. (Mỹ Dung - mudung…@gmail.com)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY