Bạn nên biết hôm nay

Người bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19?

Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch chống chỉ định đối với vaccine Covid-19, bác sĩ khuyến cáo nhóm này nên tiêm để giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ Tu vong một khi mắc bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Dũng, khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết những người có bệnh tim mạch, bao gồm rung nhĩ, đau thắt ngực do bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phổi, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, sa sút trí tuệ... đều nên tiêm vaccine phòng Covid-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ Tu vong một khi mắc bệnh.

"Nếu không tiêm phòng, khi mắc Covid-19, tình trạng bệnh tim mạch dễ bị nặng hơn thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng tổn thương viêm trực tiếp ở tim", bác sĩ Dũng nói.

Vì vậy, tiêm vaccine cho bệnh nhân tim mạch là điều hết sức quan trọng. hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định đối với vaccine ngừa covid-19.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, các nghiên cứu hiện nay về vaccine ngừa Covid-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Những khó chịu có thể gặp gồm: đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tương tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 24 - 48 giờ và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thường, kết hợp với uống nhiều nước.

Có tỷ lệ khoảng 1 trong 2 triệu người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm.

"Lợi ích của việc tiêm vaccine lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và do đó mọi người vẫn nên tiêm", bác sĩ Dũng nói.

Tiêm vaccine covid-19 tại tp hcm. ảnh: anh thư.

Bác sĩ Dũng khẳng định không có báo cáo về tương tác giữa vaccine và Thu*c điều trị bệnh tim mạch. Vì vậy bệnh nhân không được bỏ Thu*c điều trị tim mạch trước hoặc sau khi tiêm vaccine. Một số bệnh nhân đang sử dụng Thu*c chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, khi tiêm có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm.

Với bệnh nhân ghép tim đang sử dụng Thu*c ức chế miễn dịch vẫn nên tiêm vaccine. Các vaccine hiện nay đều không chứa virus sống, do đó không có nguy cơ gây nhiễm bệnh cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng Thu*c ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không đáp ứng tốt với vaccine và sẽ phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung ngay cả khi đã được tiêm.

Nhiều bệnh nhân tim mạch phải thường xuyên dùng Thu*c chống đông máu như Thu*c kháng vitamin k (warfarin, sintrom...) hoặc Thu*c chống đông máu đường uống trực tiếp (rivaroxaban, dabigatran), hoặc Thu*c kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel) có nên ngừng Thu*c khi tiêm không? theo bác sĩ dũng, câu trả lời là không nên. những bệnh nhân này có nguy cơ bị chảy máu tại chỗ ở vị trí kim đâm, vì vậy có thể có bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vết tiêm. để khắc phục, nhân viên y tế nên sử dụng kim nhỏ để tiêm, sau đó ấn mạnh vào vết thương chứ không day xoa trong ít nhất hai phút.

Theo bác sĩ Dũng, cần lưu ý chống chỉ định một số trường hợp bệnh nặng, cấp tính, tuổi cao, nhiều bệnh kết hợp... Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng (đối với vaccine AstraZeneca) gồm: người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Ngoài ra, có 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút...) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác (không liên quan đến vaccine), ví dụ: Thu*c uống hoặc động vật có vỏ... vẫn có thể tiêm nhưng sẽ cần được theo dõi tại phòng khám trong tối đa 30 phút sau đó. Bệnh nhân nên tránh tiêm vaccine trong thời gian bị sốt.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-benh-tim-mach-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-4294053.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY