Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý điều gì khi xem đội tuyển U23 Việt Nam thi đấu?

Những người mê bóng đá có bệnh tim mạch nên xem bóng đá một cách chừng mực để phòng ngừa cơn đột quỵ do quá phấn khích.

Đó là lời khuyên của TS.BS Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Tim Hà Nội dành cho những bệnh nhân tim mạch trước khi đội tuyển U23 Việt Nam đối đầu với U23 Uzbekistan trong trận Chung kết vào ngày 27/1.

Theo BS Thủy, những người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt, nhất là bóng đá có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim khi xem những trận thi đấu kịch tính.

Thực tế đã có không ít người bị đột tử, phải cấp cứu đột quỵ khi xem bóng đá, mà nguyên nhân là do lên cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, bóc tách động mạch chủ…

Do đó, những người mê bóng đá có bệnh tim mạch nên xem bóng đá một cách chừng mực, chỉ nên xem những trận đấu không mang tính sống còn và xem vô tư theo kiểu ai thắng ai thua cũng vui vẻ.

Với những bệnh nhân tim mạch, không chỉ tình huống gay cấn trong trận đấu mới ảnh hưởng đến tim mạch, mà việc nghỉ ngơi không đủ, ngồi lâu một chỗ dán mắt vào tivi cũng làm cho quả tim ‘thoi thóp’, khó chịu hơn.

Hơn nữa, khi xem bóng đá, nhiều người để tăng bầu không khí còn tổ chức ăn uống lúc xem và nhậu nhẹt chúc mừng chiến thắng. Và những đồ ăn, thức uống trong các bữa nhậu thường không tốt cho sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Do đó, người bệnh cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng để có được trái tim khỏe mạnh. Các loại thực phẩm cần tăng cường gồm rau, củ, quả tươi sạch như xà lách, bắp cải, cà rốt, bí đỏ, táo, lê, nho, bưởi…

Đồng thời, nên tránh và hạn chế các loại thịt đỏ, khoai tây chiên, thức ăn có nhiều đường, nhiều muối, các chất kích thích như rượu, bia cà phê và Thu*c lá…

Người bị bệnh tim mạch vẫn có thể xem những trận đấu bóng đá mà mình yêu thích, nhưng trước khi xem một trận đấu có tính chất kịch tính, hồi hộp thì nên đi khám bác sĩ tim mạch.

Việc được bác sĩ đánh giá lại tình trạng sức khỏe và đưa ra lời khuyên hợp lý trong trường hợp cụ thể sẽ tránh ảnh hưởng tới bệnh tim và tránh tình trạng tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Những điều bệnh nhân tim mạch cần lưu ý khi xem bóng đá

- Khi xem bóng đá người bệnh cần nhớ kiêng Thu*c lá, uống rượu bia, ăn nhiều thức ăn có chứa muối và đường…

Bởi đây là những yếu tố nguy cơ làm cho tình trạng tim mạch của bệnh nhân thêm nặng và khởi phát những sự cố về tim mạch khi xem bóng đá.

- Thời tiết mùa đông lạnh không tốt cho bệnh nhân tim mạch nên người bệnh cần chọn địa điểm xem ấm cúng, nếu xem ngoài trời cần mặc đủ ấm và giữ ấm chân, tay, đầu, cổ…

- Khi xem người bệnh không nên ngồi một chỗ quá lâu, cần đi lại nhẹ nhàng, tập những bài thể dục nhẹ như đi bộ, đạp xe, yoga… trong giờ giải lao của trận đấu để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh tái phát.

- Đặc biệt, bệnh nhân tim mạch cần nghỉ ngơi đủ, ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể dẫn tới mệt mỏi, thiết tập trung, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới sức khỏe của tim mạch…

Theo Linh Nhi - Gia đình Mới
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-nhan-tim-mach-can-luu-y-dieu-gi-khi-xem-doi-tuyen-u23-viet-nam-thi-dau-n363143.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY