Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh nhân tim mạch nên dùng Thuốc thế nào trong mùa dịch bệnh COVID-19?

Người bệnh tim mạch cần biết cách dùng Thuốc đúng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh COVID-19.

dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường như hiện nay, với người bình thường đã là mối quan ngại rất lớn thì với lại càng phải thận trọng hơn, bởi tỉ lệ Tu vong khi chẳng may nhiễm SARS-CoV-2 ở nhóm cao nhất (10,5%) trong nhóm bệnh nhân có các bệnh lý nền (ung thư - 5,6%, bệnh phổi mạn tính - 6,3%, đái tháo đường -7,3%…). Vì vậy người bệnh tim mạch cần biết cách dùng Thuốc sao cho bảo vệ được sức khỏe tốt nhất trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh.

Vì sao cần duy trì dùng Thuốc tim mạch trong mùa dịch bệnh COVID-19?

Với đang phải dùng nhiều Thuốc tim mạch, trong đó có các Thuốc chữa tăng huyết áp nhóm tác động lên hệ renin – angiotensin – aldosterone như Thuốc ức chế men chuyển (có đuôi là –pril như lisinopril, perindopril…) hoặc Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (có đuôi tên – artan như valsartan, telmisartan…) sẽ ra sao trước nguy cơ tấn công của SARS-CoV-2. Bởi virus corona mới này khi xâm nhập cơ thể sẽ gắn với protein ACE2 trên bề mặt tế bào đường thở và phổi, nơi mà nó sẽ chiếm đoạt quyền điều khiển của tế bào và dẫn đến sự nhân bản hàng loạt virus. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, các Thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có thể làm tăng sản sinh protein ACE2, dẫn đến dễ tổn thương hơn khi nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, thực nghiệm trên động vật thường không cho kết quả tương tự trên người. Thực tế, một số bằng chứng lâm sàng lại cho thấy việc dùng các Thuốc này có xu hướng làm giảm tổn thương phổi ở những khi bị nhiễm virus gây viêm phổi khác. Do vậy, khi chưa có đủ bằng chứng về lợi ích cũng như nguy cơ của các Thuốc này trên bệnh nhân nhiễm COVID-19, khuyến cáo hiện nay là không cắt giảm các Thuốc này khi bệnh nhân đang phải dùng và cũng không nên thêm Thuốc này khi không có chỉ định dùng trong bối cảnh nguy cơ hoặc mắc COVID-19.

Với đang dùng các Thuốc chống đông mà phải theo dõi chỉ số đông máu (INR), nếu trong những tháng gần nhất không có sự biến động lớn và ổn định thì có thể trì hoãn việc xét nghiệm theo định kỳ và tiếp tục duy trì liều Thuốc chống đông đang được dùng cùng với chế độ ăn uống ổn định theo hướng dẫn. Với những không ổn định về thông số này trong thời gian gần đây hoặc có các dấu hiệu chảy máu bất thường cần xét nghiệm hoặc điều chỉnh liều, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, có thể tìm giải pháp đến nơi xét nghiệm không nằm trong vùng dịch bùng phát hoặc có thể yêu cầu xét nghiệm tại nhà nếu khu vực đó có dịch vụ, sau đó liên hệ bác sĩ của mình để điều chỉnh.

Bệnh nhân tim mạch nên tuân thủ dùng Thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân tim mạch dùng các Thuốc khác thế nào?

Một số trường hợp bệnh nhân phải dùng các Thuốc giảm viêm, hạ sốt thì chỉ nên khuyến cáo dùng acetaminophen (ví dụ, panadol, tylenol…). Không nên dùng các Thuốc giảm viêm chống đau không steroid (NSAIDs) khác, ví dụ ibuprofen. Theo khuyến cáo của Chính phủ Pháp, việc dùng Thuốc này (ibuprofen) có thể làm trầm trọng bệnh hơn ở tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19. Riêng ở bệnh nhân tim mạch thường dùng các Thuốc chống đông và ngưng tập tiểu cầu, nếu không nhiễm virus cũng đã không nên dùng NSAIDs vì làm tăng nguy cơ chảy máu và tổn thương thận.

Gần đây có thông tin Thuốc chloroquine (một loại Thuốc chữa sốt rét và chống viêm) được ứng dụng để chữa bệnh COVID-19. Những kết quả ban đầu của nghiên cứu với số lượng bệnh nhân không lớn cho thấy Thuốc này có thể làm giảm lượng virus nhanh hơn. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu và các khuyến cáo chính thức, bệnh nhân tim mạch cần hết sức thận trọng không được tự ý sử dụng các Thuốc này vì chloroquine có thể gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim trầm trọng (QT dài trên điện tim đồ và xoắn đỉnh). Tại Việt Nam đã có trường hợp dùng Thuốc chữa sốt rét để phòng COVID-19 phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc Thuốc nặng.

Bệnh nhân tim mạch cần được duy trì chế độ tiêm phòng vắc xin, bao gồm vắc xin phế cầu khuẩn do nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát sau nhiễm COVID-19. Bệnh nhân tim mạch cũng nên được tiêm phòng cúm mùa.

Người bệnh tim mạch nên tiêm phòng cúm mùa.

Rất nhiều bệnh viện trong giai đoạn dịch thường giảm bớt các thủ thuật thường quy, các xét nghiệm hoặc tái khám. Do vậy, sử dụng các ứng dụng phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại video, hội chẩn từ xa có ý nghĩa đặc biệt và chúng ta nên tận dụng. Việc này có lợi ích không chỉ cho bệnh nhân mà cả cho nhân viên y tế trong việc làm giảm các nguy cơ lây nhiễm. Để chuẩn bị tốt cho việc thầy Thuốc có thể tư vấn cho bạn từ xa, các bệnh nhân cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin về triệu chứng, mạch, huyết áp, cân nặng, các Thuốc đang dùng… khi được bác sĩ hỏi và tư vấn. Bệnh nhân cũng có thể nhờ người nhà giúp đỡ trong việc kết nối trực tuyến với các thầy Thuốc. Ngược lại, các thầy Thuốc cần thiết phải chia sẻ số điện thoại cho người bệnh.

Vấn đề tâm lý của người bệnh và của thầy Thuốc cũng rất quan trọng. Đặc biệt với bệnh nhân tim mạch, sự lo lắng thái quá có thể làm bệnh tim mạch trầm trọng hơn, nhưng chủ quan quá sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh tim mạch cần tuân thủ các khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh của Bộ Y tế và thường xuyên giữ mối liên lạc với bác sĩ tim mạch của mình.

PGS. TS. BS. Phạm Mạnh Hùng (Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam)

Theo Sức khỏe & đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/benh-nhan-tim-mach-nen-dung-thuoc-the-nao-trong-mua-dich-benh-covid-19-20200324195401252.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY