Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh nhân tim mạch mất hút trong đại dịch

Mỹ-Nhiều bệnh nhân dù bị đột quỵ hoặc đau tim cũng ngần ngại gọi cấp cứu bởi sợ lây nhiễm nCoV nếu nhập viện.

Bishnu Virachan là nhân viên giao hàng cho một hiệu tạp hoá ở Queens. Kể từ khi thành phố New York bị phong toả, ông bận rộn hơn bao giờ hết. Đầu tháng 4, khi đang xem TV, ông cảm thấy nhói đau ở ngực. Dù lo lắng, ông quyết định không gọi cấp cứu. Đối với người đàn ông 43 tuổi, tới bệnh viện lúc này thậm chí còn đáng sợ hơn.

"Tôi có thể làm gì được đây? Virus ở khắp mọi nơi", ông nói.

Sau vài ngày, cơn đau trở nên dữ dội. Virachan buộc phải tới Bệnh viện Mount Sinai, Manhattan. Khi đó, động mạch vành bên trái của ông gần như tắc nghẽn hoàn toàn.

Virachan phải tiến hành phẫu thuật khi tim đã rất yếu. Bác sĩ cho biết nếu trì hoãn lâu hơn, có thể ông đã ch*t.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nỗi sợ Covid-19 khiến nhiều bệnh nhân nguy kịch như đột quỵ hoặc đau tim ngần ngại gọi cứu thương. Theo đội ngũ bác sĩ tại các trung tâm y tế trong thành phố, số bệnh nhân cấp cứu không nhiễm nCoV giảm còn một nửa giữa đại dịch. Trong khi đó khoa tim mạch hoặc đột quỵ gần như trống rỗng. Các chuyên gia lo ngại nhiều người sẽ ch*t vì bệnh khác trước khi mắc Covid-19.    

Báo cáo công bố ngày 6/4  của các bác sĩ tim mạch tại 9 trung tâm y tế lớn cho thấy kể từ ngày 1/3, số bệnh nhân nhập viện vì đau tim nghiêm trọng, cần can thiệp động mạch, giảm 38%. Có những ngày khoa điều trị mạch vành 24 giường của  Trung tâm Y tế Cleveland chỉ tiếp nhận 7 bệnh nhân. Thông thường ở đây không có chỗ trống.

"Vậy thì họ đâu rồi? Điều này hoàn toàn không bình thường", tiến sĩ Steven Nissen, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Cleveland, đặt vấn đề.

Để giải đáp điều này, ông kể về một bệnh nhân sống tại Cleveland. Trong một lần chống đẩy, người đàn ông cảm thấy tức ngực, song không muốn đến bệnh viện vì sợ tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Anh quyết định ở nhà một tuần, sức khoẻ yếu đi nhanh chóng. Ngày 16/4, anh nhập viện trong tình trạng kiệt sức và phù nề chân. Cơn đau tim đơn giản đã tiến triển thành tình trạng đe doạ đến tính mạng. Người bệnh sống sót sau khi thực hiện phẫu thật, song phải thở máy gần một tuần ở khu hồi sức tích cực (ICU).    

Khoa điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế Đại học Stanford cũng gặp vấn đề tương tự. Thông thường bệnh viện đón 12 đến 15 bệnh nhân một ngày. Tuy nhiên trong tháng 4, có những ngày không ai nhập viện. Giám đốc Gregory Albers cho biết đây là điều chưa từng thấy.

"Thật đáng sợ. Chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho lượng lớn bệnh nhân, nhưng điều đó chẳng xảy ra", ông Albers nói.

Theo bác sĩ Samin Sharma, người đứng đầu phòng thí nghiệm thông tim tại Bệnh viện Mount Sinai, số bệnh nhân đau tim đã giảm từ 7 người xuống còn ba người kể từ tháng 2 đến tháng 3. Tháng 4, khoa chỉ tiếp nhận hai bệnh nhân.

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Mỹ. Tiến sĩ Valentin Fuster, biên tập viên của Tạp chí Tim mạch Mỹ, cho biết ông nhận được báo cáo từ khắp nơi trên thế giới về sự "khan hiếm bệnh nhân đau tim" trong dịch Covid-19.    

Bệnh viện Jaipur, Ấn Độ tiếp nhận 45 người bệnh vào tháng 1. Con số này giảm xuống còn 32 trong tháng 2. Tháng 4, bác sĩ chỉ điều trị cho 6 bệnh nhân.

Các chuyên gia tại Áo ước tính trong tháng 3, 110 người đã ch*t vì đau tim do không nhập viện. Trong khi đó số ca Tu vong do Covid-19 chỉ là 86.    

"Tôi rất lo lắng xu hướng này sẽ tạo ra hệ luỵ lâu dài về sức khoẻ cộng đồng", Tiến sĩ Richard A. Chazal, giám đốc y tế Viện Tim mạch Lee Health, Florida, Mỹ, nhận định.

Bà cũng nêu khả năng chế độ ăn uống, luyện tập và điều kiện không khí trong lành khiến người dân ít mắc bệnh nan y hơn. Như vậy số người nhập viện do tim mạch hoặc đột quỵ thực sự giảm xuống. Song các chuyên gia khác tỏ ra nghi ngờ giả thuyết này. Tiến sĩ Steven Nissen thậm chí cho rằng các bệnh nhân đang ăn uống quá bừa bãi và không bằng chứng nào cho thấy họ có thói quen tập thể dục đều đặn.

Hiện chưa thể kết luận vì sao số lượng bệnh nhân tim mạch và đột quỵ giảm rõ rệt trong đại dịch. Song hoàn toàn thấy được tâm lý "sợ bệnh viện" ở những người quyết định gọi cấp cứu, dù muộn màng.

Kaplana Jain là một phụ nữ sinh sống tại Cresskill, New Jersey. Ngày 18/4, bà đột nhiên ngã gục trong khi đang đi vào phòng tắm. Nhận thấy lượng đường huyết tăng cao, gia đình quyết định gọi cấp cứu. Khi nhân viên y tế có mặt, Jain nói bà không muốn đến bệnh viện.

"Tôi rất sợ nhiễm Covid-19", người phụ nữ 60 tuổi khẩn khoản.    

Kết quả điện tâm đồ cho thấy bà bị đau tim và phải can thiệp động mạch. Jain may mắn thoát ch*t. Song bác sĩ cho biết nếu không sớm đến bệnh viện, có thể bà đã không qua khỏi.

Thục Linh (Theo NY Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-nhan-tim-mach-mat-hut-trong-dai-dich-4090421.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY