Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Người bị viêm da cơ địa cần kiêng tuyệt đối hải sản?

Khi bị viêm da cơ địa, không nên dùng tay gái ngứa bởi việc này khiến da nổi mẩn và tổn thương hơn nữa. Ngoài ra, nên hạn chế các yếu tố nguy cơ như: sử dụng thực phẩm dễ gây kích ứng (tôm, cua, hải sản...) hay các hóa chất (sữa tắm) có tính kiềm cao.

Viêm da cơ địa là gì?


Bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là Atopic Dermatitis, là một loại viêm nhiễm ở da với hiện tượng ngứa ngáy, xuất hiện những nốt đỏ sưng tấy, bong tróc, nứt nẻ da,... Lâu ngày vùng da bị tổn thương trở nên dày hơn. Đây là tình trạng viêm da dị ứng mạn tính.
Trong 3 thập kỷ gần đây, bệnh đã tăng khoảng 2-3 lần ở các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam… Trên toàn thế giới, có khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn đã và đang mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết khô hanh.
Triệu chứng của viêm da cơ địa là ngứa ngáy, xuất hiện những nốt đỏ sưng tấy, bong tróc, nứt nẻ da,... Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa


Nguyên nhân gây viêm da cơ địa hiện chưa được biết chính xác. Nhưng qua các nghiên cứu cho thấy, bệnh có yếu tố di truyền, huyết thống, thường xuất hiện ở những người hay bị hen suyễn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Theo nghiên cứu có thới 36% trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng có bệnh hen.
Ngoài ra, yếu tố môi trường, các dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố kích phát từ môi trường có thể gây ra hoặc làm nặng các triệu chứng của viêm da cơ địa, thường gặp là: thức ăn như trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc; bọ nhà; nấm mốc; da và lông súc vật; phấn hoa...

Các yếu tố kích phát viêm da cơ địa thường gặp là: xà phòng, các chất tẩy rửa, nước hoa và mỹ phẩm; hóa chất như: dầu mỡ hoặc dung môi; bụi bẩn; khói Thu*c lá, sang chấn tâm lý; thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp; sau khi tắm nước nóng; nhiễm khuẩn da, nhất là do tụ cầu vàng; thay đổi nhiệt độ đột ngột...

Triệu chứng viêm da cơ địa


Viêm da cơ địa là một bệnh da hay gặp với các biểu hiện lâm sàng thay đổi theo lứa tuổi. Ở trẻ nhũ nhi (bú mẹ) là các đám mụn nước, sẩn trên nền da đỏ, ranh giới không rõ, rỉ dịch, đóng vảy tiết, vị trí hay gặp là mặt và các mặt duỗi của các chi. Ở trẻ lớn (3-12 tuổi) và người lớn, thương tổn điển hình là khô da, dày da lichen hóa ở các nếp gấp.
Cụ thể:
Biểu hiện viêm da cơ địa trẻ em có thể dễ dàng nhận biết:
- Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da cơ địa khi 2 hoặc 3 tháng tuổi. Khi bị bệnh sẽ thấy trẻ bị phát ban đột ngột, da khô và đóng vảy, ngứa, xuất hiện ở da đầu trán, má,...
- Khi trẻ sơ sinh cọ xát da vào quần áo hoặc ga trải giường những mảng phát ban này phồng lên, vỡ chảy nước là lây lan sang các vùng da khác.
- Khi bị viêm da cơ địa trẻ có thể quấy khóc, khó ngủ, da nhiễm trùng, trầy xước. Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, điều trị sớm.
- Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có thể khởi phát ở tuổi dậy thì. Khi mắc bệnh những mảng ban thường bắt đầu xuất hiện trong các nếp gấp ở khuỷu tay, đầu gối, ở tay và chân, cổ, cổ tay, cổ chân. Những mảng ban này sần, dày trông như da gà, có vảy và ngứa ngáy khó chịu, có thể là những mảng sáng hoặc tối.
Biểu hiện viêm da cơ địa ở người lớn:
- Khi một người trưởng thành mắc bệnh viêm da cơ địa, các triệu chứng của bệnh thường khác so với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Da rất khô, dễ bị kích ứng, ngứa không ngừng và không rõ nguyên nhân. Xuất hiện trong các nếp gấp khuỷu tay, đầu gối hoặc gáy, trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện ở toàn thân những mảng sần có vảy, trong nhiều năm thì những mảng khô sần của da dày lên và sẫm màu hơn so với phần da còn lại.
Ngoài ra người bệnh còn có thể có các triệu chứng khác như: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.

Điều trị viêm da cơ địa


Để chữa bệnh viêm da cơ địa cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh. Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.
Việc chăm sóc da cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Người mắc viêm da cơ địa nên sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóá chất, khói Thu*c lá, rượu bia... vì chúng có thể càng làm da bị khô hơn. Bạn nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng của bệnh. Có thể sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài để giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ hằng ngày.
Các Thu*c điều trị viêm da cơ địa tại chỗ:
- Corticoid: Chú ý chọn loại có hoạt độ phù hợp cho các vùng da khác nhau, cần có sự kiểm soát để tránh các tác dụng phụ (đỏ da, giãn mạch, rạn da, teo da, nấm da, trứng cá).
- Tacrolimus: Có tác dụng điều trị duy trì, tránh bệnh tái phát, có thể sử dụng trong thời gian dài.
- Kem dưỡng ẩm: cần được duy trì thường xuyên để tránh bệnh tái phát, hồi phục hàng rào bảo vệ cho da.
- Dẫn xuất từ than đá (tar) cũng được sử dụng, cơ chế tác dụng của nó là ức chế các tế bào tiền viêm cũng như sự bộc lộ của các phân tử kết dính. Sử dụng tar giúp rút ngắn thời gian dùng corticoid tại chỗ. Tác dụng phụ của nó là gây nhớt, bí da, viêm da kích ứng, viêm nang lông.
Các Thu*c điều trị viêm da cơ địa toàn thân:
- Thu*c toàn thân hàng đầu cho viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn là cyclosporin A.
- Corticoid toàn thân chỉ dùng khi bệnh nặng, dùng ngắn ngày, tránh lạm dụng.
- Các Thu*c ức chế miễn dịch khác như azathioprin, methotrexat, mycophenolat mofetil cũng được sử dụng.
- Các bệnh nhân viêm da cơ địa dễ bị nhiễm tụ cầu vàng và herpes (gây nên bệnh cảnh eczema herpeticum), cần điều trị các tác nhân này bằng kháng sinh, kháng virus khi có biểu hiện.
- Ngoài ra, có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng.

Phòng bệnh viêm da cơ địa thế nào?

Hải sản là một trong những thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm da cơ địa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Tuy viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc nhưng lại luôn ám ảnh người bệnh và gia đình bởi biểu hiện của bệnh khiến ai cũng cảm thấy "dè chừng". Mùa lạnh là mùa bệnh dễ phát và cũng dễ chuyển biến xấu, chúng ta nên chú ý đề phòng.
Cần hạn chế tiếp xúc với các loại dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hóa chất gây dị ứng, lông chó, mèo hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ kích thích (tôm, cua, hải sản,...).

Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay. Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt.

Bệnh viêm da cơ địa sẽ làm da nứt toác, chảy máu khi thời tiết hanh khô, giá lạnh. Bệnh nhân viêm da cơ địa không nên ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc các loại thực phẩm lạ và nên sử dụng vitamin D theo đơn Thu*c của bác sĩ, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao.
Nếu đã mắc viêm da cơ địa, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hoàng Thúy (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-bi-viem-da-co-dia-can-kieng-tuyet-doi-hai-san-n390810.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè là mùa để mọi người mọi nhà đi du lịch, về với biển xanh. Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn khi chơi ở biển...
  • Các Thuốc như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic là những Thuốc thông thường được dùng điều trị mụn (trứng cá) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Có rất nhiều thực phẩm có thể khiến cơ thể phản ứng, gây biểu hiện dị ứng. Trong số đó, các thực phẩm dưới đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% số trường hợp dị ứng thực phẩm kể trên.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY