Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người bước qua nhiều trận chiến dành giật sự sống cho bệnh nhân:Đà Nẵng cam go hơn nhiều

Tại đơn vị Hồi sức cấp cứu vừa được các chuyên gia của BV Chợ Rẫy giúp thiết lập tại BV Phổi Đà Nẵng, BS91 tâm sự: Tôi chưa cầm súng ra chiến trường nhưng trận chiến hiện tại phải thắng.

Bác sĩ Trần Thanh Linh (Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy – người có biệt danh "Bác sĩ 91" (do trực tiếp điều trị cho Bệnh nhân 91), được giao nhiệm vụ thiết lập, chịu trách nhiệm chuyên môn về hồi sức cấp cứu cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng tại Đà Nẵng.

Chưa "trận chiến" nào cam go như thế này

Được tăng cường chi viện cho Đà Nẵng ngay từ ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát ở đây, từ đó đến nay Bác sĩ Trần Thanh Linh cùng nhiều thầy Thu*c luôn túc trực ngày đêm để chữa trị, cấp cứu, hồi sức cho những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.

Ban ngày anh thường xuyên có mặt tại bệnh viện để chữa trị cho các ca bệnh, còn ban đêm có lần Bác sĩ Linh đã vội vã rời khách sạn lúc 2h sáng để đi cấp cứu cho bệnh nhân.

Bác sĩ Trần Thanh Linh đã trải qua nhiều "trận chiến", mà tiêu biểu là việc cấp cứu các nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ làm ch*t hơn 50 người, nhưng "trận chiến" COVID-19 tại Đà Nẵng cam go hơn nhiều.

Bác sĩ Linh cũng tâm sự, đối với những nhân viên y tế, những người trực tiếp làm cấp cứu thì động cơ lao vào "trận chiến" là nhiệt huyết, là tinh thần trách nhiệm và lương tâm của người thầy Thu*c.

"Trong "cuộc chiến" này, chưa biết đến thời điểm nào mới có thể kiểm soát dịch hoàn toàn tại Đà Nẵng. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã dự đoán, trong 10 ngày có thể sẽ là đỉnh dịch. Chúng tôi khi lên đường ít ai đặt ra mốc thời gian trở về mà chỉ tâm niệm hai điều: gia đình và nhất định sẽ quay trở về" – bác sĩ Linh tâm sự.

BS Linh đang hỗ trợ Đà Nẵng

"Bác sĩ 91" tin rằng bằng sự nỗ lực cố gắng hết mình của đội ngũ thầy Thu*c đang xả thân nơi đây, chắc chắn sẽ có một ngày họ chế ngự được COVID-19 và sẽ giành chiến thắng.

"Có thể tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi chấp nhận hy sinh một chút, nhưng sẽ giải quyết được rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho người dân, cho cả cộng đồng và xã hội. Nếu tất cả đều cố gắng để dập tắt dịch thì chắc chắn sẽ những nỗ lực của chúng ta sẽ được đền đáp", bác sĩ Linh nói.

Còn rất nhiều người phía sau lưng

Bác sĩ Linh vẫn nhớ cuộc tiễn nho nhỏ mà Ban Giám đốc và đồng nghiệp Bệnh viện Chợ Rẫy dành cho e-kip đầu tiên bao gồm 3 bác sĩ được cử chi viện cho Đà Nẵng. Không khí ấy giống như những người lính sắp lên đường hành quân.

"Chúng tôi vẫn động viên nhau thế này, cứ cố gắng làm đúng quy trình về phòng hộ, nguyên tắc lúc thực thi nhiệm vụ và quan trọng nhất là phía sau mình còn rất nhiều người. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Ban Giám đốc hay các phòng ban tới nhà động viên gia đình vợ con, nên chúng tôi cũng cảm thấy rất ấm lòng", Bác sĩ Linh nói.

Bác sĩ chăm sóc cho các bệnh nhân nặng

Cũng theo bác sĩ Linh, các anh em thầy Thu*c tăng cường cho Đà Nẵng đều xem như anh em một nhà, đã ra "chiến trường" thì luôn giữ mình lúc nào cũng vô tư, thoải mái.

"Mỗi sáng sớm nếu có thời gian anh em vẫn có thể cùng chạy bộ chút xíu để giảm stress, căng thẳng rồi lại lên đường. Trong quá trình làm việc chúng tôi cùng hỗ trợ, nương tựa vào nhau cùng vượt qua khó khăn.

Dù ở xa nhưng nếu ở gia đình có khó khăn về mặt tinh thần, vật chất hay bất cứ điều gì thì đồng nghiệp, bạn bè trong TP Hồ Chí Minh đều hỗ trợ. Mỗi ngày anh em chúng tôi đều nhận được cuộc gọi, tin nhắn của bạn bè, người thân động viên, đó là những điều chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng khi đang trên trận tuyến", Bác sĩ Trần Thanh Linh tâm sự.

Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy còn chia sẻ, những người thân ruột thịt của anh đều biết công việc của anh, nên thường xuyên nhắn tin động viên, hỏi thăm, còn gọi điện thì chỉ tới đêm họ mới gọi bởi biết rõ đó là lúc anh mới có thể rảnh rang trò chuyện.

Bác sĩ Linh cũng không giấu được xúc động: "Gia đình chúng tôi cũng xác định là mình đi hết dịch, tức phải thắng trong "trận chiến" này mới quay trở về. Người Việt mình có điểm rất hay là sống rất tình cảm. Xung quanh gia đình có bạn bè, người thân, tình làng nghĩa xóm… tạo nên sự gắn kết, nên dù có ở xa hay gần tôi đều cảm thấy ấm lòng".

Hiện nay, tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều bệnh nhân nặng. Theo PGS Nguyễn Trường Sơn - thứ trưởng Bộ Y tế cho biết theo báo cáo tại TTYT Hòa Vang hiện đang điều trị cho 156 bệnh nhân COVID-19, trong đó có hơn 20 bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Trong số các bệnh nhân chạy thận nhân tạo có 5 bệnh nhân nặng và 2 bệnh nhân phải lọc máu liên tục… Hiện nay, các bác sĩ tăng cường của Bệnh viện Bạch Mai đang trực tiếp theo dõi sát số bệnh nhân nặng này và đề ra phác đồ điều trị phù hợp.

Còn tại BV Phổi Đà Nẵng, nơi đây đang điều trị cho 12 bệnh nhân hồi sức. 7 bệnh nhân nặng (5 ca thở máy, 2 ca chạy ECMO, trong đó 1 ca lọc máu) và 5 bệnh nhân hồi sức đang thở oxy. Bên cạnh đó, Bệnh viện Phổi đang sẵn sàng chuẩn bị cho một số phòng hồi sức cấp cứu để tiếp nhận thêm bệnh nhân được chuyển đến.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/bac-si-tung-dieu-tri-cho-benh-nhan-91-minh-di-het-dich-phai-thang-trong-tran-chien-nay-moi-quay-ve-20200808162230044.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện...
  • Người đàn ông đích thực cư xử rất khác biệt với những anh chàng ích kỷ và không khó để nhận ra khác biệt ấy: Chủ động, che chở, chung thủy, có trách nhiệm...
  • Anh xin lỗi đã làm tôi có thai, rồi nói hai bên gia đình họ đã gặp nhau, định ngày cưới, ảnh cưới cũng đã chụp. Anh sẽ chịu trách nhiệm với đứa con trong bụng tôi như một người bố.
  • Mang bầu gần tới tháng sinh nhưng đêm qua Linh phải đi taxi đến quán nhậu đón chồng xỉn vì liên hoan tất niên. Chị than nhà cần dọn, việc Tết chưa xong mà chồng suốt ngày nhậu.
  • Gan là 1 trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, chịu trách nhiệm cho quá trình trao đổi chất.Sau đây là 6 thực phẩm giúp gan hoạt động bình thường.
  • Mangyte -Đây là nhận định của GS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành về HSCC và chống độc của Hoa Kỳ và quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Hồi sức tích cực được khai mạc sáng nay tại Thành phố Đà Nẵng
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY