Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nặng

Mangyte -Đây là nhận định của GS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành về HSCC và chống độc của Hoa Kỳ và quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Hồi sức tích cực được khai mạc sáng nay tại Thành phố Đà Nẵng
Đây là nhận định của GS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành về HSCC và chống độc của Hoa Kỳ và quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Hồi sức tích cực được khai mạc sáng ngày 16.4 tại TP Đà Nẵng.

Tham dự Hội thảo còn có GS. Vũ Văn Đính - Anh hùng lao động, nguyên chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam (HSCC), PGS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội HSCC và Chống độc Việt Nam, GS Josep Christopher Famer, chủ tịch Hội Hồi sức Hoa kỳ, GS Carl Bartecchi - Giám đốc dự án hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai của BV Saint Anthony - Colorado - Hoa Kỳ và các chuyên gia về hồi sức cấp cứu và Chống độc trong nước, quốc tế như Mayo Clinic, Saint Anthony bang Colorado, Hoa Kỳ…

Các báo cáo tham luận tại Hội thảo cho thấy, mặc dù là một chuyên ngành mới hình thành, còn rất non trẻ nếu so sánh với bề dày truyền thống và lịch sử lâu đời của nền y học, nhưng hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam đã khẳng định được vai trò quan trọng trong hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống cho các bệnh nhân nặng. Nếu như trước đây nhiều bệnh nặng, nguy cơ Tu vong rất cao, đến nay đã có cơ hội được cứu sống như: liệt hô hấp do bại liệt, do hội chứng Guillain Barré, uốn ván thể nặng, sốc nhiễm khuẩn, phù phổi cấp tổn thương, hội chứng suy đa phủ tạng…

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển chuyên ngành hồi sức cấp cứu và Chống độc ngày càng phát triển với hàng loạt chuyên khoa sâu ra đời, hội nhập nhanh chóng với thế giới. Những kỹ thuật hồi sức cấp cứu và Chống độc tiên tiến nhất trên thế giới phù hợp với điều kiện của Việt Nam đã được cập nhật và áp dụng, góp phần cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng, đem lại sự phát triển vượt bậc của chuyên ngành, góp phần quan trọng trong cho sự phát triển của nền Y học Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết đây là Hội thảo quốc tế đầu tiên về Hồi sức tích cực được tổ chức tại Việt Nam do GS Carl Bartecchi và GS Josep Christopher Famer, Chủ tịch Hội Hồi sức Hoa kỳ đề xuất và xây dựng chương trình. Nội dung chương trình phong phú, gồm các khoá học từ cơ bản đến nâng cao tại bệnh viện và cộng đồng. Chương trình Hội thảo được chia làm 2 phần gồm Khóa đào tạo và phiên Hội nghị chính thức.

Trong 3 ngày vừa qua, với sự hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên đến từ các Trung tâm Y khoa hàng đầu của Hoa Kỳ cả về lý thuyết và thực hành đã mang đến cho các học viên những kinh nghiệm quý báu trong các lĩnh vực như Hồi sức cơ bản, hồi sức nhi, thở máy, siêu âm trong cấp cứu hồi sức, cấp cứu thảm họa và công tác điều dưỡng nâng cao. Phiên Hội nghị chính thức diễn ra trong 2 ngày (ngày 16-17/4) với 17 chủ đề thiết thực và cập nhật, trong đó có những vấn đề Việt Nam đang mong muốn phát triển, như là: ứng dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán và điều trị từ xa (telemedicine), một số kỹ thuật thông khí nhân tạo đặc biệt, dược lâm sàng trong hồi sức cấp cứu

Hội thảo khoa học quốc tế về Hồi sức tích cực lần này cũng là dịp để các chuyên gia y tế trong nước tiếp cận với những báo cáo, đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao, cập nhật những những thông tin mới, kỹ thuật mới có liên quan về chuyên ngành hồi sức cấp cứu và chống độc. Để Hội thảo đạt kết quả cao GS.TS Nguyễn Thanh Long đề nghị các cán bộ y tế, đặc biệt là các thầy Thu*c trẻ Việt Nam tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ và học tập các kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới, góp phần nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, giúp người bệnh có cơ hội được tiếp cận các thành tựu y học tiên tiến nhất của thế giới, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao

Như Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoi-suc-cap-cuu-va-chong-doc-viet-nam-da-giup-cuu-song-nhieu-benh-nhan-nang-9650.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY