Hình minh họa.
Sáng nay (14/7), trao đổi với báo chí, gs.ts. đặng đức anh - viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng ban điều hành dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, chiến dịch tiêm vắc xin phòng covid-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10/7/2021 với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng covid-19 đến hết tháng 4 năm 2022.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vắc xin phòng COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước.
Trên cơ sở các vắc xin COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 một số loại vắc xin COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm.
GS.TS. Đặng Đức Anh nhấn mạnh, hiện nay, hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc xin đều khuyến cáo sử dụng cùng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ liều cho một đối tượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vắc xin là rất khó khăn.
"Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer" - GS.TS Đặng Đức Anh thông tin.
Cũng theo viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng covid-19.
"Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng" - GS.TS Đặng Đức Anh cho hay.
Theo thống kê, tại Việt Nam, cho đến ngày 14/7/2021, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.
Gs.ts đặng đức anh cho biết, tới đây, bộ y tế sẽ tiếp tục phân bổ các loại vắc xin phòng covid-19 của aztrazenneca, pfizer, morderna, sinopharm… để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch tiêm vắc xin phòng covid-19, hướng tới mục tiêu đạt được độ bao phủ vắc xin cho hơn 70% người dân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của các nhà sản xuất thì tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng 1 loại vắc xin phòng COVID-19.
Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc xin được cung ứng, bộ y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương như sau: “trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin astrazeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”. những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.
Thực hiện chủ trương, chiến lược vaccine của Chính phủ, ngay từ năm 2020, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn vaccine nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước. Dự kiến sẽ có khoảng 124 triệu liều từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Việt Nam cho tới cuối năm 2021 từ nguồn hỗ trợ của Chương trình Giải pháp tiếp cận vaccine phòng COVID-19 toàn cầu (COVAX Facility). Bộ Y tế cũng đàm phán trực tiếp mua vaccine của các hãng: Pfizer/BioNTech (31 triệu liều); AstraZeneca (30 triệu liều); Tập đoàn T&T được mua 40 triệu liều vaccine Sputnik-V của Nga và sẽ hỗ trợ miễn phí 20 triệu liều cho Bộ Y tế. Bên cạnh đó, nguồn vaccine do Chính phủ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại sứ quán các nước... hỗ trợ với tổng số khoảng 3,5 triệu liều.
Thế Công
Chủ đề liên quan:
theo dõi sức khỏe tiêm chủng mở rộng tiêm vắc xin tiêm vắc xin viện vệ sinh dịch tễ