Kinh tế xã hội hôm nay

Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa núi Bà Đen cắn hiện ra sao?

Theo bác sĩ, anh T. tỉnh táo, tiếp xúc tốt, các vết thương cắt lọc vùng hoại tử ở đùi đang lên mô hạt khá ổn định.

Theo dân trí, hôm nay 7/9, ts.bs lê quốc hùng, trưởng khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện chợ rẫy (tp.hcm) cho biết, sức khỏe bệnh nhân p.v.t. (ngụ tại xã tân hưng, huyện tân châu, tỉnh tây ninh - bị rắn hổ mang cắn) đã ổn định hoàn toàn. anh t. tỉnh táo, vui vẻ, tiếp xúc tốt, các vết thương cắt lọc vùng hoại tử ở đùi đang lên mô hạt khá ổn định.

"Vết thương do rắn cắn gây hoại tử trên diện rộng ở vùng đùi phải của bệnh nhân khó có thể tự lành. Để người bệnh nhanh chóng bình phục, chúng tôi sẽ tiến hành ghép da tự thân cho bệnh nhân", bác sĩ Hùng nói với báo Dân trí.

Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới cho biết tình trạng nhiễm độc do nọc rắn ở người bệnh đã được loại bỏ hoàn toàn, tình trạng viêm cơ tim bệnh nhân từng phải đối mặt được kiểm soát rất tốt.

Trước đó, BS Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin trên tờ Người lao động, tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh nhân T. đã qua. Anh T. tự ngồi dậy, ăn uống được, không còn phải tở ôxy.

"Thời nguy hiểm nhất qua rồi, bây giờ bệnh nhân chỉ săn sóc vết thương, chống nhiễm trùng, nuôi dưỡng vết thương đầy mô hạt, tiến hành ghép da nữa mà thôi", bác sĩ Sang chia sẻ.

Ảnh: Tiền Phong

Vài ngày trước, khi dần bình phục, anh P.V.T. đã gửi lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ cùng những người quan tâm giúp đỡ anh và gia đình suốt thời gian anh điều trị ở viện.

    Cô gái xinh đẹp trải lòng sau khi giúp chú Hải xe ôm và người đàn ông bị rắn hổ chúa cắn

Vào ngày 19/8, trong quá trình bắt rắn ở một vườn mãng cầu gần núi bà đen (tỉnh tây ninh), anh t. bị con rắn hổ mang chúa dài khoảng 2,5m, nặng 4,6kg cắn vào đùi nguy kịch. khi bị rắn cắn, anh t. chộp được đầu con rắn, tới viện cấp cứu trong tình trạng con rắn còn sống, quấn chặt trên tay.

Anh được chở đến cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Các bác sĩ khuyến khuyến cáo người dân không nên bắt rắn làm thịt hay mua bán, vì rất nguy hiểm nếu không may bị rắn cắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nguoi-dan-ong-bi-ran-ho-mang-chua-nui-ba-den-can-hien-ra-sao-20200907230516249.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY