(MangYTe) - Để đảm bảo khung thời gian đúng vụ, giảm tác động của nắng nóng với sức khỏe, người dân Hà Nội, Thanh Hóa phải thức đêm, dậy sớm soi đèn cấy lúa.
Gần đây, trên cánh đồng các xã Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Thuỷ (huyện Thanh Oai, Hà Nội) lấp lánh ánh đèn của những người nông dân đi cày tránh tiết trời nắng nóng và đảm bảo thời vụ.
|
Người dân xã Tam Hưng soi đèn cấy lúa đêm. Ảnh VnExpress. |
|
Khi mạ đã đủ tuổi được đem đi cấy. Người dân cắt ngọn để cây mạ đủ chiều cao so với mặt nước trong ruộng, tránh đổ gãy. Ảnh Báo Tin tức. |
Vụ Đông Xuân vừa kết thúc một tháng trước, người dân ở đây vừa gặt vừa gieo mạ. Sau khi nước đổ vào đồng, người dân lấy nước vào ruộng rồi cấy luôn để kịp thời vụ.
|
Những người đàn ông trong gia đình cũng được "tổng động viên" đi cấy lúa. Ảnh Dân trí. |
|
Theo người dân, nhổ mạ buổi tối, trời mát, đảm bảo sức khỏe, làm việc có năng suất, cây mạ cũng xanh tươi. Ảnh Báo Tin tức. |
|
4 giờ 30 phút, trời hửng sáng, những gia đình có diện tích ruộng nhỏ bắt đầu ra ruộng. Họ chỉ cần vài tiếng là cấy xong. Ảnh Dân trí. |
|
Bà Nguyễn Thị Mận (Tam Hưng, Thanh Oai) cho biết cấy đêm tuy ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng đảm bảo thời gian mùa vụ. Cây mạ sau khi cấy 2 ngày sẽ ra rễ, bám vào bùn, khi đó cây bắt đầu sinh trưởng và phát triển.Ảnh VnEnpress. |
|
Trong khi đó, tại Thanh Hóa ban ngày nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Khoảng 19 giờ, trên cánh đồng ở xã Đông Tân, TP Thanh Hóa, bà con nông dân bắt đầu cấy lúa đêm. Ảnh Báo Thanh Hóa. |
|
Bà Nguyễn Thị Như (65 tuổi) cho biết: “Phải tranh thủ đi cấy buổi tối và sáng sớm cho mát và đảm bảo sức khỏe vì ban ngày trời nắng gắt, hơi nóng từ nước bốc lên khiến chúng tôi không thể làm được”. Ảnh Báo Thanh Hóa. |
|
Theo kinh nghiệm của người dân, cấy lúa ban ngày khiến lúa dễ bị ch*t và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh Báo Thanh Hóa. |
|
Dù vất vả, nhưng những nụ cười của người nông dân cấy đêm vẫn ánh lên niềm vui lao động, những giọt mồ hôi đêm sẽ giúp người nông dân bớt khó khăn hơn. Ảnh Báo Thanh Hóa. |
B.Hà (tổng hợp)