Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Người Dễ Duôi và Tinh Tấn - Sư Toại Khanh

- coi thường điều thiện nhỏ không làm- coi thường điều ác nhỏ rồi làm,- không biết tranh thủ điều tốt để làm thiện, tu học- không biết tận dụng niềm đau để tu học,- Không biết quý thời gian.

nói theo kinh pháp cú, người dễ ngươi (dễ duôi) là người không tinh tấn tu tập, là ch*t rồi chưa chôn. ngài pakokku sayadaw định nghĩa “dễ duôi” rất dễ nhớ, gồm 5 trường hợp:

1/ Coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm; một năm như vậy chỉ đến chùa làm lễ dâng y, khi nào làm đại thí chủ, mời thỉnh cao tăng,… thì mới ra tay làm phước, đời sống thường ngày phước nhỏ nhỏ thì coi thường không làm. Phước nhỏ là gì? Vào chùa một ngày cuối tuần không cần ai biết mình là đại gia, hành giả miến điện mới về, … không cần, lặng lẽ hỏi sư trụ trì hoặc nhà bếp, chổi, đồ hốt rác đâu, đi quét chùa, mượn dẻ lau lau băng ngồi cho đại chúng. Hoặc thấy người ta ngồi đại diện đông, âm thầm bên ngoài sắp xếp giày dép ở ngoài cho người ta cũng là công đức. Đừng bắt chước ông kia stress vô chùa đảo lộn rồi nhìn người ta kiếm dép ổng xả stress… .Nhiều lắm quý vị, âm thầm… người ta cho cơm thì ăn không cho thì thôi. Không chê phước nhỏ là vậy.

    Theo A Tỳ Đàm, công đức lớn nằm ở tâm mình, … đối tượng: tập thể, người đang bệnh, …… trong tạng Luật có câu đáng xăm mình “Các ngươi không cha mẹ, anh em … các ngươi không chăm sóc lẫn nhau thì ai thương… Này các tỷ kheo, ai chăm sóc người bệnh, người đó chăm sóc ta”… Thật ra công đức lớn không ầm ĩ. Nãy giờ tôi kể các vị thấy không, mình kể cái lớn là quan sát bằng mắt được. Nhưng không, A Tỳ Đàm nói, chưa chắc cái lấy mắt thấy được, quay phim chụp hình được là lớn, mà tâm mình lúc đó làm không toan tính, không cầu danh trục lợi.

2. Coi thường cái ác nhỏ không tránh.

Mình ngồi tán gẫu bàn về chính trị, xã hội, văn nghệ,...mình thấy đâu có làm gì đâu bậy. Đâu chửi cha, đốt nhà ai đâu,… Thật ra để làm những chuyện đó mình thuần túy xài tâm bất thiện không.
- Vì chuyện tào lao, trong nhãn quan thế nhân thì cái đó không phạm pháp, nhưng trong cái nhìn nhà Phật, Phiếm luận là chuyện bất thiện, nói chuyện xấu người khác là bất thiện, nói gây chia rẽ là chuyện bất thiện. … Sẵn tôi hỏi nhỏ bà con “các vị có để ý không? Bản chất khoái nói xấu của người việt nó lớn bằng trời” Các vị không tin, chuyến xe 10 thử mà nhắc tới chuyện xấu của người không có trong xe coi là mỗi người nhào nhào tới mỗi người một câu. Xe đang chạy bon bon, các vị móc thử ông sư, cư sĩ, nói xấu là số người hưởng ứng đông lắm. Rồi, trong 10 người 1 người xuống xe, thì 9 người còn lại tiếp tục bàn về người vừa xuống. Tiếp theo, tên tiếp theo xuống, tên đó xuống là biết rằng mình là đối tượng … rồi nó nói chừng nào còn 2,3 mạng nó ngủ nó mới tha mình thôi. Ai trong nước mà đi đoàn đi nhóm từ thiện coi, một người xuống xe là nói xấu…… Đây là dấu hiệu của người không tinh tấn.
- Góp lời nói xấu người khác là việc ác. Đầu vẩn vơ chuyện tào lao là việc ác. Nói theo kinh. Vì sao? Nhiều cái ác nhỏ làm thành ác lớn. 1,2 câu nói sau lưng người khác mình nghĩ không đáng gì, mà không nghĩ nó phá tan nát người ta.
….
Nãy giờ tôi chọn toàn cái nhỏ nhỏ không à. Bước ra xã hội thấy bình thường, dưới đánh giá xã hội không là tội ác, bất quá nó là chuyện không hay vậy thôi. Tôi thấy 1-2 câu nói xấu đâu có gì đâu ác. Nó ác ngầm mà mình không ngờ được.
Coi thường điều nhỏ mà không làm. Coi thường điều ác nhỏ rồi không tránh.
3. Không tranh thủ niềm vui, điều tốt lành để sống thiện, để tu học:

Có nghĩa là lúc đang có tiền, sức khỏe, tuổi trẻ không tranh thủ cơ hội tốt lành mà làm thiện, không tranh thủ. Bây giờ nói chuyện tu thiền, mà chờ già mới tu, chờ cháu nội học xong highschool, về hưu mới tu,… là dấu hiệu người bất thiện, vì chúng ta biết, cái ch*t không chờ ai hết, bất trắc không biết lúc nào.
Bài giảng trưa nay tôi coi như đánh đáo vậy đó, mà tôi vẫn giảng, biết đâu ai đó, hoặc có người nghe lại, biết đâu giúp được 1,2 người.
Tôi giảng nhiều nơi, tui hỏi bà con, bà con nói thiệt tôi nghe, quý vị tới đây học với tôi, các vị đâu có được đồng xu cắc bạc, danh lợi gì không đúng không? Đúng, tụi con học không được gì hết, chỉ được giáo lý thôi. Cho tui hỏi: Nếu mỗi ngày thu nhập các vị 20.000usd thì có tới đây học lớp này không. Tui thấy có người im ru, cúi mặt vân vê tà áo,… …. Cho nên, thường đến với đạo là có gì nhẹ thất vọng mới tìm đến với đạo.
Có nghĩa là chúng ta thường không tranh thủ không biết tận dụng niềm vui để sống thiện, tu tập.
4. Không tận dụng nỗi đau buồn để tu tập: Thí dụ, mình đang có thu nhập cao mình tu không nổi, nhưng bệnh già nhà có chuyện buồn,… mình vẫn tiếp tục không lấy nó làm động cơ. Tôi nói thật bà con, tôi chưa bao giờ nhận tôi tinh tấn, nhưng tôi nhận mỗi lần nghe lói lói tôi nghĩ tới cái ch*t, nghĩ đến chuyến đi mịt mù trước mắt.
- coi thường điều thiện nhỏ không làm
- coi thường điều ác nhỏ rồi làm,
- không biết tranh thủ điều tốt để làm thiện, tu học
- không biết tận dụng niềm đau để tu học,
- Không biết quý thời gian.

5. Dấu hiệu nổi bật ở người không tinh tấn tu học là phí thời gian:
Người tu học, miên mật tinh tấn là 7 giờ sáng tới giờ cơm trưa nếu pháp học là có gì đó trong đầu. Nếu pháp hành, hành giả sơ cơ trong ngày coi mình quan sát chánh niệm được bao nhiêu thời gian. Còn hành giả tinh tấn thì coi trong ngày mình thất niệm, phóng dật bao nhiêu thời gian. Hoặc nói cách khác: Nhà nghèo coi tháng mình ăn ngon bao nhiêu lần, nhà giàu thì coi tháng mình ăn dở bao nhiêu lần.
Cho nên, dấu hiệu thứ 5 của người dễ duôi là coi rẻ thời gian.
Tin tôi đi, muốn biết một người có nhiều cách, nhìn cách họ sử dụng thời gian trong một ngày tôi đoan chắc ta có thể biết người đó như thế nào.
1001 cách biết một người, nhưng có cách là nhìn cách người ta sử dụng thời gian. Khi còn sức khỏe có thể ngồi lâu, đi bộ, dẻo dai bền bỉ được mà mình không biết tận dụng cho việc hữu ích thì tôi e đến một ngày không còn ngồi lâu được,… thì lúc đó quá muộn rồi.

Trích bài ghi nhanh DỄ NGƯƠI VÀ TINH TẤN
Sư Giác Nguyên (Sư Toại Khanh) giảng 28/6/2021

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/nguoi-de-duoi-va-tinh-tan-su-toai-khanh.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY