Tiếp theo là bước thứ hai, nó khó hơn một chút. Đó là thương được kẻ gọi là không ân không oán gì mình hết, người dưng nước lã.
Có ba ý nghĩa của chữ bảo trong Tam bảo, mình gọi là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Mình cứ hiểu nôm na bảo là quí thôi, nhưng mà bảo ở đây (chữ quí) có nghĩa là sao? Thì trong chú giải giải thích rất rõ tại sao có chữ ratana. Tại sao Phật, Pháp, Tăng lại gọi là ba món bảo ở đời?
Chữ bảo đó gồm có ba nghĩa:
Thứ nhất là mức độ quí hiếm không có một thứ bảo thạch, châu ngọc, quí kim nào mà nó hiếm đến mức mà trong vô lượng vũ trụ chỉ có một chỗ có thôi, không có một báu vật nào trong đời vật chất mà nó quí như vậy hết.
Sở dĩ chuyện Đức Phật ra đời là hiếm là vì hành trình trở thành Phật khổ lắm.
Hành trình có 4 bước.
Bước một, là lòng tri ơn, thương quí được cái người đã giúp mình đã là khó tìm. Chuyện mình thương quí được cái người mà tốt với mình, có ơn với mình là đã khó tìm. Trong kinh nói rất rõ cái người có lòng tri ơn mà biết báo ơn là cực hiếm, hiếm lắm. Nhiều người không tin chuyện đó. Quí vị nghĩ Làm gì mà tệ vậy? Làm gì mà người chịu ơn mà biết tìm dịp báo ơn lại là hiếm. Nhưng các vị bình tĩnh một chút thì các vị mới thấy nó khó lắm. Người ta tốt với mình bao lâu đi nữa, bao nhiêu đi nữa, cỡ nào đi nữa, mà chỉ cần sơ sẩy một chút là mình phủi tay vong ơn liền tức thì vậy đó. Nó vong ơn dễ ẹc hà. Chúng ta có tới một ngàn lý do để mà chúng ta phủi tay vong ơn, tôi nói cho quí vị biết như vậy. Đừng có ngồi đó mà làm thơ, mà dệt mộng, mà tưởng mình là có trí tuệ, có nhẫn nại, có hành xả, có thiền định, có lòng tri ơn. Không có đâu, tất cả những cái mình tưởng mình có thật ra toàn là hột mè không hà. Trong khi cái người ta có nó phải bự như cái núi, những cái đức tánh đó phải bự như cái núi mới thành Phật được. Còn mình chỉ là hột mè thôi. Cái lòng tri ơn của mình mình rất dễ phủi tay. Nhưng cái chuyện đầu tiên là cái lòng tri ơn, phải có lòng tri ơn mới được. Từ đó mới thương, mới quí được người giúp mình, người đối xử tốt với mình.
Cho nên cái bước một là lòng tri ơn, tức là thương quí được cái người tốt với mình, cái đó thấy nó dễ mà đã hiếm rồi. Bước hai là thương được, hy sinh được cho cái kẻ mà không có ơn oán gì với mình hết. Cái bước ba nó khó hơn nữa, có nghĩa là thương được cái kẻ mà thân thiết với kẻ thù mình, người khônng ưa mình.
Và cái bước cuối cùng của hành trình trở thành Phật là thương được kẻ thù, thương được cái kẻ mà nó mới vừa hại mình hoặc nó sắp giết mình.
Nó mới vừa hại mình hoặc là sắp giết mình mà mình vẫn thương nó được như mẹ thương con, như một người mẹ thương đứa con hư, như một người mẹ thương đứa con bị tâm thần vậy. Nó cào cấu, nó đánh đập, nó cấu xé mình, mình vẫn gạt lệ mà chăm sóc nó. Khó lắm, rất khó. Để trở thành một vị Phật thì phải tu vô số hạnh lành: gom gọn lại là 10 ba la mật. Trong 10 cái đó là có cái này, cái mà tôi vừa nói. Tức là thương được kẻ mà nó mới vừa muốn giết mình hoặc là nó sắp ra tay nó giết mà vẫn thương cho được. Chỉ riêng một cái từ tâm đó - mà không phải một lần, không phải một kiếp nào đó hên hên xẹt tu cái ghi điểm liền - mà phải lập đi lập lại, lập đi lập lại, lập đi lập lại, nhiều lần trong vô số kiếp.
Tác giả: Tiểu Ngọc