Kinh tế xã hội hôm nay

Người Hà Nội không hoang mang, lo lắng và không cần tích trữ thực phẩm

MangYTe – Rất nhiều người dân cho biết, Việt Nam là nước đứng đầu sản xuất lúa gạo, hàng nghìn cơ sở sản xuất mì, dầu ăn, đồ uống… cũng như các mặt hàng thiết yếu.

Sáng ngày 7/3, tại Hà Nội đã xuất hiện tình trạng người dân đổ đến các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tạp hóa để mua sắm các mặt hàng thiết yếu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, việc người dân đổ xô đi mua sắm những mặt hàng như: gạo, mì tôm, nước uống, giấy ăn, giấy vệ sinh, nước mắm, muối… vô tình đẩy sự lên thái quá.

Video: Người dân không lo lắng trước việc thiếu thực phẩm

Trong khi đó, theo ghi nhận của Báo Gia đình & Xã hội tại quanh phố Trúc Bạch cho thấy, việc buôn bán, kinh doanh của người dân dù tấp nập hơn nhưng không có hiện tượng tranh nhau, đổ xô đi mua sắm như một số khu vực khác.

Trong lúc này, người dân không nên đổ xô đi mua tích trữ thực phẩm.

Trao đổi với chúng tôi, chú Nguyễn Hùng trú tại phố Châu Long cho biết: "Gia đình tôi có 5 người nhưng vẫn sinh hoạt như bình thường, không có gì xáo trộn cả. Ngay cả việc mua thực phẩm, đồ ăn cho gia đình vợ tôi cũng vẫn thực hiện như thường nhật".

Chú Hùng cũng cho biết thêm: "Nước ta có hàng trăm, hàng ngàn đơn vị sản xuất thực phẩm, đồ ăn, lương thực… thiết yếu để phục vụ sinh hoạt cho người dân nên chúng ta không nên hoang mang, lo lắng mà cần bình tĩnh để ổn định tình hình trong lúc này".

Bác Khanh cho biết, lương thực thực phẩm rất nhiều nên người dân không nên lo lắng.

Trong khi đó, bác Nguyễn Châu Khanh (trú tại số 28 Châu Long) cho hay: "Gia đình tôi cũng giống như nhiều gia đình khác, không hoang mang lo lắng. Điều mà chúng ta cần làm lúc này là phải hạn chế tụ tập đông người, luôn thực hiện những khuyến cáo của Bộ Y tế".

"Việc người dân tích trữ thực phẩm vô tình khiến tình hình trở nên căng thẳng cũng như tạo cơ hội cho những nơi buôn bán tăng giá, thu lời. Trong khi đó chúng ta biết rằng, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân hàng ngày thì cả nước luôn có hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nên chúng ta không nên lo lắng", bác Khanh nói thêm.

Ngoài ra, bác Khanh cũng khẳng định rằng: "Việc thực hiện các biện pháp để phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ, các cấp ban ngành rất tốt nên cũng khiến cá nhân tôi cũng như nhiều người dân thêm yên tâm".

Cô Khiêm cho rằng, trong ngày mai, lương thực, thực phẩm sẽ được các siêu thị, tạp hóa bổ sung đầy đủ.

Nói về tình hình chợ cóc sáng nay, cô Nguyễn Thị Khiêm cho rằng: "Sáng nay tôi đi chợ thì thấy rau, thịt cá chỉ ít hơn một chút thôi chứ không hề tăng giá nên bản thân cũng không hề lo lắng gì cả. Riêng các mặt hàng khác như gạo, mì tôm đúng là người dân có mua nhiều nhưng chắc chỉ hôm nay thôi chứ mai kia sẽ lại được bổ sung đầy đủ để phục vụ người dân".

Nhiều người dân tại khu vực hồ Trúc Bạch cũng như khu vực khác cũng tin rằng việc người dân đi mua thực phẩm tích trữ là không cần thiết. Hiện nay, tình hình dịch ở Hà Nội đang được cơ quan chức năng triển khai hàng loạt biện pháp phòng, chống nên người dân cần thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguoi-ha-noi-khong-hoang-mang-lo-lang-va-khong-can-tich-tru-thuc-pham-20200307110358251.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY