Khoa học hôm nay

Người tiêm vắc xin đầy đủ vẫn nhiễm COVID-19 vì đâu và tỷ lệ truyền bệnh cho người khác thế nào?

Người tiêm vắc xin đầy đủ vẫn nhiễm COVID-19 vì đâu và tỷ lệ truyền bệnh cho người khác thế nào?

Thế nhưng, những người có miễn dịch từ tiêm chủng hoặc khỏi bệnh sau khi nhiễm sars-cov-2 gặp rủi ro nhỏ hơn nhiều so với những ai không có gì. những trường hợp được gọi là nhiễm đột phá trong số người được tiêm vắc xin là lời nhắc nhở rằng chừng nào covid-19 vẫn còn phổ biến trên thế giới, nó vẫn còn là mối đe dọa với mọi người.

1. Vì sao những người được tiêm vắc xin vẫn dương tính với COVID-19?

Đầu tiên, điều quan trọng cần nhớ là xét nghiệm dương tính cho thấy nhiễm sars-cov-2, loại coronavirus gây ra covid-19. bệnh chỉ được xác nhận khi nhiễm sars-cov-2 gây ra các triệu chứng như sốt và ho, song một tỷ lệ đáng kể những người bệnh không phát triển các triệu chứng.

Dù vắc xin cung cấp khả năng phòng vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng do sars-cov-2 gây ra, nhưng không có vắc xin nào bảo vệ hoàn toàn chống lại sự lây nhiễm, có nghĩa là nhiều người được tiêm chủng vẫn có nguy cơ nhiễm vi rút và truyền bệnh cho người khác. càng nhiều sars-cov-2 lưu hành trong cộng đồng, khả năng lây nhiễm càng cao. trong một số trường hợp, sars-cov-2 sẽ phá vỡ lá chắn bảo vệ từ khả năng miễn dịch do vắc xin cung cấp để gây ra các triệu chứng covid-19.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Một nguy cơ khác có thể xảy ra là COVID-19 kéo dài, mệt mỏi, khó thở và các triệu chứng khác kéo dài được thấy ở ước tính 1 trong 10 người sống sót sau khi mắc bệnh. Chưa rõ vắc xin ngăn ngừa những vấn đề kéo dài này tốt như thế nào.

2. Vì sao các trường hợp nhiễm đột phá xảy ra?

Nó phụ thuộc vào ba yếu tố chính:

vi rút: vi rút tiếp tục đột biến thành các biến thể đáng lo ngại, vừa dễ lây nhiễm hơn vừa có khả năng né tránh miễn dịch tốt hơn do tiêm chủng hoặc nhiễm sars-cov-2 trong quá khứ. các biến thể này đã gia tăng trên toàn cầu khiến sars-cov-2 trở nên khó ngăn chặn hơn.

vắc xin: dữ liệu hiện tại cho thấy hầu hết các loại vắc xin covid-19 được phép sử dụng đều có khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng do các biến thể phổ biến nhất gây ra, với một số loại cung cấp khả năng phòng vệ mạnh mẽ hơn, đặc biệt là vắc xin mrna do moderna (mỹ) và pfizer (mỹ) - biontech (đức) sản xuất.

Nghiên cứu cho thấy rằng để đạt được sự bảo vệ miễn dịch tối đa đòi hỏi phải chủng ngừa đầy đủ - thường là hai mũi tiêm cách nhau từ 4 đến 12 tuần, tùy thuộc vào sản phẩm. Cần có thời gian để vắc xin phát huy hết tác dụng dự kiến, khoảng hai tuần kể từ khi tiêm liều cuối cùng, dù khả năng bảo vệ của một số vắc xin có thể được xây dựng ổn định trong vài tháng. Cũng có khả năng là hiệu lực của vắc xin bị ảnh hưởng do các vấn đề sản xuất cũng như việc bảo quản và xử lý không đúng cách, dù các báo cáo về điều này không phổ biến.

Phản ứng của từng cá nhân: Ngay cả loại vắc xin hiệu quả nhất được phân phối một cách lý tưởng cũng không đảm bảo khả năng miễn dịch. Một số cá nhân có thể không đáp ứng mạnh mẽ với vắc xin, có nghĩa là họ không tạo ra đủ mức kháng thể để ngăn chặn vi rút và các tế bào T săn lùng, tiêu diệt các tế bào nhiễm vi rút. Cần lưu ý là những người lớn tuổi và người bị suy giảm miễn dịch, nghĩa là họ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như mắc một căn bệnh ảnh hưởng đến vắc xin như AIDS hoặc đang dùng Thu*c ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép, điều trị ung thư.

Ngay cả ở những người có khả năng miễn dịch tốt, khả năng bảo vệ của vắc xin cũng có thể mất dần theo thời gian, dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về tốc độ xảy ra.

3. Nhiễm trùng đột phá phổ biến như thế nào?

Rất khó để theo dõi, đặc biệt vì xét nghiệm giám sát thông thường đã giảm mạnh ở nhiều quốc gia nơi tiêm chủng phổ biến. tại mỹ, 10.262 ca nhiễm đột phá sars-cov-2 đã được báo cáo cho trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh mỹ (cdc) trong 4 tháng đến tháng 4.2021 khi gần 133 triệu người mỹ đã được tiêm phòng. tỷ lệ đó ít hơn 1/10.000 người.

Chắc chắn rằng nhiều trường hợp trong số đó xảy ra hơn so với báo cáo, đặc biệt là ở những người không có triệu chứng. Một nghiên cứu về hệ thống nhà tù ở bang Rhode Island (Mỹ), nơi các tù nhân và cai ngục được kiểm tra hàng tuần, cho thấy 27 trong số 2.380 người được tiêm chủng đã phát triển các bệnh nhiễm trùng đột phá từ tháng 3 đến tháng 5.2021.

4. Vắc xin làm bệnh ít trầm trọng hơn 

Có một số bằng chứng cho thấy vắc xin có khả năng làm cho bất kỳ bệnh nào bớt trầm trọng hơn với những người đã được tiêm phòng và vẫn nhiễm SARS-CoV-2.

Kể từ tháng 5.2021, cdc đã ngừng theo dõi tất cả các trường hợp nhiễm sars-cov-2 trong số những người được tiêm chủng.

Tính đến ngày 12.7, CDC đã ghi nhận 3.733 người nhập viện liên quan đến COVID-19 và 791 trường hợp Tu vong.

Theo Giám đốc CDC - Rochelle Walensky, 97% số người nhập viện vì COVID-19 ở Mỹ chưa được tiêm chủng.

5. Ở nơi khác thì sao?

Israel, quốc gia vào đầu năm 2021 đã tiêm nhiều vắc xin covid-19 trên đầu người hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, đã ghi nhận gần 400 trường hợp nhập viện ở những bệnh nhân được tiêm chủng đầy đủ tính đến cuối tháng 4. trong đó, 234 ca mắc covid-19 nặng và 90 trường hợp Tu vong. khi xem xét cẩn thận gần một nửa số người được tiêm vắc xin nhập viện thì thấy nguy cơ phát triển bệnh nặng của họ tăng lên do các bệnh nền có từ trước, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường và suy tim cũng như tình trạng sức khỏe làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

6. Hiệu quả của vắc xin trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 thế nào?

Trong các thử nghiệm lâm sàng với vắc xin covid-19 đang được sử dụng, tỷ lệ hiệu quả dao động từ 50% đến 95%. tỷ lệ đó có nghĩa là trong nhóm tình nguyện viên thử nghiệm được tiêm vắc xin, các ca mắc covid-19 thấp hơn từ 50% đến 95% so với nhóm tình nguyện viên nhận giả dược.

Trên cơ sở cá nhân, tỷ lệ hiệu quả ví dụ 80% có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh của một người được tiêm vắc xin là khoảng 20% ​​so với một người không được chủng ngừa. tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin trong thế giới thực không nhất thiết giống trong nghiên cứu với các điều kiện được kiểm soát. hiệu quả có thể khác nhau với cùng một loại vắc xin trên các quần thể, thời điểm và phác đồ được sử dụng. tỷ lệ này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả các biến thể sars-cov-2 mới, việc tuân thủ các biện pháp y tế công cộng và xã hội để ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút.

7. Khả năng người được tiêm chủng truyền bệnh thế nào?

Có bằng chứng cho thấy vắc xin covid-19 có thể làm giảm khả năng một người bị nhiễm trùng đột phá truyền bệnh sang người khác. một nghiên cứu về các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở scotland vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 cho thấy các trường hợp mắc covid-19 được ghi nhận trong các thành viên hộ gia đình của nhân viên được tiêm chủng thấp hơn 30% so với nhóm không được tiêm.

Một nghiên cứu ở Anh được thực hiện cùng thời gian cho thấy khả năng lây truyền trong hộ gia đình thấp hơn khoảng 40% đến 50% ở các hộ có bệnh nhân được tiêm chủng so với những người không được tiêm.

Sự xuất hiện sau đó của các biến thể dễ truyền hơn có thể phủ nhận những phát hiện đó. tuy nhiên, vắc xin covid-19 đã được chứng minh là vừa rút ngắn thời gian vừa làm giảm số lượng các phần tử vi rút lây nhiễm (hoặc tải lượng vi rút) trong đường hô hấp những người được tiêm chủng, giảm khả năng truyền bệnh cho người khác.

8. Các mũi tiêm tăng cường có phải là câu trả lời?

Các quốc gia bao gồm Thái Lan, Bahrain và UAE đang cung cấp vắc xin thay thế để tiêm nhắc lại sau khi sử dụng sản phẩm Sinovac hay Sinopharm của Trung Quốc vốn bị nghi ngờ về hiệu quả.

Tại mỹ và châu âu, các chuyên gia về vắc xin và quan chức y tế nói rằng dù cuối cùng có thể phải tiêm mũi tiêm tăng cường nhưng vẫn chưa có đủ dữ liệu để kết luận rằng hiện tại cần làm vậy. các chuyên gia y tế công cộng lập luận rằng việc khuyến nghị tiêm vắc xin covid-19 tăng cường sớm sẽ sử dụng hết các mũi tiêm có giá trị cho hàng tỉ người trên thế giới chưa được chích ngừa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/nguoi-tiem-vac-xin-day-du-van-nhiem-covid-19-vi-dau-va-ty-le-truyen-benh-cho-nguoi-khac-the-nao-168944.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY