Chị ngô thị ánh - bí thư khu 6, nơi có ca bệnh 1659 chia sẻ: khu cách ly này gồm thôn 13 (18 hộ dân) và khu 6 (15 hộ dân), chốt chống dịch được lập ngay trong chiều ngày 28/1. vì là nội bất xuất, ngoại bất nhập cho nên cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở đây gặp không ít khó khăn.
Theo chị ánh, các hộ dân nơi đây có người về hưu, người làm lâm nghiệp nhưng đa số là lao động tự do như chạy xe ôm, đi biển, tóm lại đều là những hộ không có tích lũy, kiếm ăn theo ngày nên cuộc sống vốn khó lại càng thêm khó. không đi làm, không có thu nhập, nếu cách ly dài ngày chắc chắn họ sẽ không trụ nổi. “hầu hết mọi người đều chấp hành nghiêm lệnh phong tỏa, đều ở trong nhà, cá biệt chỉ có 1 hộ muốn ra ngoài đi làm vì thực sự khó khăn, chúng tôi đã báo lên cấp trên để tìm cách hỗ trợ cho hộ dân này để họ yên tâm không ra khỏi khu cách ly”, chị ánh nói.
Khó khăn là như vậy nhưng có ở khu cách ly những ngày này mới cảm nhận được tình yêu thương, nghĩa đồng bào nơi đây, chị ánh cho biết, rất nhiều hành động đẹp trong nội bộ 15 hộ ở khu cách ly. chẳng hạn vườn nhà anh đỗ văn phương, trở thành vườn rau chung của cả khu trong những ngày cách ly. hay là việc làm của cửa hàng thành tâm nằm cạnh chốt chống dịch sẵn sàng cho người trong khu 6 ghi sổ ký nợ gạo, nhu yếu phẩm trong những ngày dịch bệnh.
Khó khăn, thiếu thốn là điều dễ dàng nhìn thấy ở vùng tâm dịch, nhưng điều cũng dễ dàng nhìn thấy đó là tình người. những ngày gần đây chị trần thị tuyết, chủ nhà hàng tuyết tuyết ở khu 5 thị trấn cái rồng, huyện vân đồn đã ngày nấu cháo vào lúc 10 giờ tối để tặng cho các đồng chí làm nhiệm vụ ở các chốt chống dịch.
Chia sẻ về việc làm của mình, chị Tuyết cho biết, “mình làm việc dẫu vất vả vẫn có giờ nghỉ ngơi, còn các đồng chí ấy làm việc ngày lẫn vào đêm, cũng chỉ là bát cháo động viên tinh thần của họ để sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này”.
Không chỉ hỗ trợ những người làm công tác chống dịch, vốn là thành viên của Câu lạc bộ doanh nghiệp nữ của huyện Vân Đồn, chị Tuyết cùng các thành viên trong câu lạc bộ đã kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ cho công tác chống dịch, đến nay Câu lạc bộ đã có một khoản quỹ hơn 10 triệu đồng hỗ trợ chống dịch.
Trong chiều 3/2 câu lạc bộ doanh nghiệp nữ kết hợp với hội chữ thập đỏ của huyện tặng 33 suất quà gồm gạo và quà tết tặng 33 hộ cách ly ở khu 6 và thôn 13. “chúng tôi cũng vận động chị em hội phụ nữ huyện làm 1.000 suất cơm cho những người trong khu cách ly để động viên họ vượt qua đại dịch”, chị tuyết nói.
Nói về sự đồng lòng trong công tác chống dịch, chủ tịch ubnd thị trấn cái rồng, vân đồn đinh đức minh cho biết, chính quyền nhận được rất nhiều sự sẻ chia từ cộng đồng cho công tác chống dịch. chẳng hạn không ít hộ dân chủ động nấu cháo ủng hộ chốt, ủng hộ thiết bị làm bếp ăn, ủng hộ thực phẩm để làm các suất ăn cung cấp cho công tác chống dịch.
Công ty phúc thịnh home kêu gọi ủng hộ chống dịch với số tiền là: 25.000.000đ. đặc biệt, rất nhiều người dân đăng ký sẵn sàng đi làm nhiệm vụ chống dịch ở các chốt nếu chính quyền cần huy động sức của họ.
Để chặn đường lây lan của dịch bệnh đến 0h ngày 2/2 chợ Cái Rồng đã đống cửa. Lý do chợ đóng cửa theo ông Đinh Đức Minh, trong lịch trình di chuyển của các ca Covid-19 đều đến chợ Cái Rồng. Để chặn đường lây lan của dịch bệnh chính quyền đã quyết định tạm thời đóng cửa chợ dù biết rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của tiểu thương, bà con nơi đây.
Ông minh cho biết, để cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân, trên địa bàn có 2 cửa hàng vinmart và khoảng 20 địa lý cung cấp nhu yếu phẩm cho bà con. sẽ không có chuyện thiếu hàng, sốt giá xảy ra. huyện vân đồn cũng đã liên hệ với big c, trong trường hợp cần thiết sẽ lập một số gian hàng cung cấp nhu yếu phẩm cho bà con.
Đặc biệt nếu dịch kéo dài, trong trường hợp các quán của người dân không thể cung cấp hàng cho bà con chính quyền sẽ dùng 3 nhà văn hóa trên địa bàn để cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm đến tận nhà cho bà con.
Sẽ không lo thiếu hàng, sốt giá là cam kết của chính quyền tuy nhiên, cái khó của người dân không chỉ dừng lại ở đó. do lệnh cách ly hàng hóa khó thông thương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. cụ thể, trên địa bàn hiện có hàng trăm tấn nông sản, hải sản đến kỳ thu hoạch không thể tiêu thụ vì khó khăn trong vận chuyển bởi dịch bệnh.
Chị Nguyễn Thị Nhạn, một chủ cửa hàng hải sản khô ở khu 9 thị trấn Cái Rồng chia sẻ, hiện chị còn tồn đọng khoảng 4 tấn hàng, các đại lý đã chuyển sang bán hàng online để hạn chế sự lây lan dịch bệnh nhưng việc tiêu thụ hàng hóa rất chật vật do khó khăn về xe cộ, vận tải. Đại lý của chị là hàng khô có thể kéo dài, cầm cự, chứ hải sản tươi đến kỳ thu hoạch mà không tiêu thụ được sẽ cực kỳ khó khăn.
Được biết, nếu không có dịch bệnh, bình quân mỗi ngày trong dịp tết lượng tiêu thụ thủy sản ở vân đồn vào khoảng 400 tấn hầu và 30 tấn ngao. thêm vào đó, những năm trước, đến thời điểm này việc giao dịch bán đào tết ở hai xã đông xá và hạ long khá nhộn nhịp. tuy nhiên, nay dịch bệnh bùng phát, người nuôi trồng thủy sản và người trồng đào ở vân đồn đang đứng ngồi không yên. do vậy, chính quyền các cấp cần tìm ra các giải pháp gỡ khó cho bà con.