Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Phòng chống dịch tay chân miệng đang có vấn đề?

Dịch bệnh không mới, virus không biến đổi nhưng số mắc và Tu vong vẫn tăng rất cao.
Tất cả những điều trên đặt ra câu hỏi về công tác tuyên truyền, phòng chống dịch tay chân miệng liệu có phải là có vấn đề? Thay đổi cách tuyên truyền

Virus biến đổi với độc lực cao, gây bệnh nặng, Tu vong nhiều là nỗi lo lớn khi có bệnh truyền nhiễm xảy ra. Ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Năm nay, virus gây bệnh tay chân miệng không biến đổi. Vì thế, nguy cơ này không có.

dịch tay chân miệng cũng đã xuất hiện ở Việt Nam được 7 năm. Công tác phòng chống đáng ra phải nói là thuần thục. Nhưng thực tế lại khác.

Ông Dương cho biết: Có những nơi cán bộ phòng dịch đến phát Thu*c diệt khuẩn nhưng người dân không dùng, cứ vứt một xó. Điều này một phần còn do ý thức của người dân nhưng một phần cũng do cách tuyên truyền chung chung, nặng tính khẩu hiệu của ngành y tế khiến họ lờ đi. “Truyền thông phải đi trước một bước. Truyền thông phải cụ thể, tỉ mỉ, ngắn gọn, dễ hiểu và mang tính cầm tay chỉ việc. Nhưng thực tế là ở nhiều địa phương các tỉnh không đầu từ gì cho công tác truyền thông về dịch, hoặc nếu có thì không đến nơi đến chốn”, ông Dương nói.

Tại Hội nghị tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tổ chức ngày 15/8 tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh “công tác truyền thông về dịch bệnh này chưa phủ sóng hết đối tượng đích thực và thông điệp truyền thông chưa thật chuẩn”.

Trước thực tế này, dù dịch đã xảy ra rồi, Bộ Y tế đã quyết định thay đổi nội dung truyền thông. Trên báo Sức khỏe đời sống ngày 18/8, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế (Bộ Y tế) cho biết công tác truyền thông về dịch tay chân miệng sẽ được thay đổi để sát hơn với tình hình thực tế.

Cụ thể là làm các thông điệp, tờ rơi hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng gần hơn với người dân thay vì cách truyền thông chung chung, hô hào như trước đây.

Tại các bản tin, tờ rơi sẽ hướng dẫn cụ thể cũng như tư vấn cho người dân về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng bệnh.

Bộ trưởng Tiến cũng chỉ đạo cần tuyên truyền về cách giữ gìn bàn tay sạch như trường xuyên rửa tay cho trẻ, người chăm sóc trẻ để người dân hiểu để tự giác và tích cực hưởng ứng, thực hiện vệ sinh phòng bệnh. Việc tuyên truyền phải đến được từng tổ dân phố, hộ gia đình trong cộng đồng.

“Chỉ đạo của Bộ trưởng và Thứ trưởng không 'đá' nhau”

Dư luận những ngày vừa qua rơi vào nhiễu loạn khi một số báo đưa tin: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị công bố dịch tay chân miệng nhưng Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn lại cho biết Bộ Y tế phải chờ đợi các địa phương chủ động công bố, vì thẩm quyền công bố dịch bệnh này thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Trước diễn biến này, nhiều người cho rằng công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Y tế đối với dịch tay chân miệng là không nhất quán!?

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Người phát ngôn của Bộ Y tế - khẳng định: “Trong chuyện chỉ đạo ứng phó với dịch tay chân miệng, Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Y tế không đá nhau”.

Theo đó, tại Hội nghị tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tổ chức ngày 15/8 tại TPHCM, Bộ trưởng Tiến nhắc nhở các địa phương cần triển khai tuyên truyền trúng đích về dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng chống và cân nhắc công bố dịch nếu đã đủ điều kiện để nhân dân không chủ quan lơ là, còn ngành y tế cũng chủ động hơn vì tuyến dưới sẽ được quyền duyệt Thu*c men, trang thiết bị, tránh phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên gây quá tải, tốn kém.

Trong khi đó, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn trả lời đúng theo quy định của pháp luật khi được các nhà báo hỏi, đó là thẩm quyền công bố dịch tay chân miệng thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và có 2 điều kiện để công bố dịch.

Điều kiện 1 là số bệnh nhân mắc bệnh cao hơn số dự tính bình thường.

Điều kiện 2 là khi xuất hiện 1 trong 4 yếu tố sau:
a/ dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế địa phương;

b/ tác nhân gây bệnh đã được xác nhận là có biến đổi gây tình trạng bệnh cảnh nặng, Tu vong cao;

c/ Chưa rõ tác nhân gây bệnh nhưng tỷ lệ Tu vong cao và các biện pháp phòng chống chưa hiệu quả;

d/ Dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong thời điểm thảm họa.

“Như vậy thì đâu có gì đá nhau?”, ông Bình nói. Ông cũng khẳng định thẩm quyền công bố dịch bệnh này thuộc về địa phương.

Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà địa phương không công bố dịch (khi đã đủ điều kiện) hoặc chưa đủ điều kiện đã công bố dịch (gây hoang mang, thiệt hại) thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đúng lúc và kịp thời?

dịch tay chân miệng xuất hiện rải rác từ đầu năm 2011, bắt đầu nóng từ tháng 4, tháng 5 và sau đó tăng mạnh trong tháng 7 và đến thời điểm hiện tại vẫn đang rất nóng.

Trong khi đó, những biện pháp ứng phó mà Bộ Y tế đưa ra được đánh giá là bị động và chậm. Cụ thể: Đến ngày 19/7, Bộ Y tế mới ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng (bổ sung).

Đến ngày 18/8, báo Sức khỏe đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế - đưa tin: Ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế (Bộ Y tế) cho biết công tác truyền thông về dịch tay chân miệng sẽ được thay đổi để sát hơn với tình hình thực tế.

Cũng trong ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng, huy động toàn ngành y tế tham gia công tác phòng chống dịch. Đáng ra những việc này phải đi hàng đầu, khi dịch chưa xuất hiện.

Trả lời câu hỏi: “Liệu những động thái này có chậm không, khi mà dịch đã xảy ra, hoành hành mạnh rồi?”, ông Bình nhận định: “Nói nhanh hay chậm còn tùy tình hình thực tế ở địa phương. Nếu ban hành sớm hơn thì có thể là sẽ sớm quá, còn muộn hơn thì lại chậm. Có thể nói ban hành ở thời điểm này là hợp lý!”.

Theo Cẩm Quyên - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-chong-dich-tay-chan-mieng-dang-co-van-de-9936.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY