Là tình trạng bệnh nhân (bn) hít các bào tử nấm (có ở trong đất, không khí, nấm theo bụi bặm bám trên bề mặt đồ vật…). bào tử nấm chui vào xoang sinh sôi, nảy nở làm tắc nghẽn lỗ thông xoang, gây (vx) bướm, xoang sàng, xoang trán và nhiều nhất là xoang hàm. bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt người từ 40 tuổi trở lên dễ mắc bệnh hơn. triệu chứng vx do nấm tương tự như vx do vi khuẩn: nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi trong hoặc đục, đôi khi có mùi hôi...
Tùy theo vị trí mà bệnh có những triệu chứng điển hình. Nếu VX hàm, BN thường nhức đầu ở vùng gò má và hai bên thái dương, còn VX bướm thì nhức đầu ở vùng đỉnh hay vùng chẩm ở bên xoang bị bệnh. Bệnh lý này dễ gây nhầm lẫ n với cảm cúm, nhất là khi thời tiết giao mùa nên ít người để ý, đến khi phát hiện thì đã nặng. Bà Trần Thu N. (49 tuổi, ngụ P.2, Q.5, TP.HCM) thường bị đau đầu, thỉnh thoảng chảy mũi, tuy nhiên bà nghĩ do hội chứng tiền mãn kinh và bị cảm nên cũng không chú ý.
Những khi nhức đầu nhiều, bà dùng Thu*c giảm đau, hoặc nấu lá xông. Chỉ đến khi mắt trái bị nhức và mờ dần, bà mới đến BV Mắt TPHCM khám và phát hiện bị áp xe mắt do biến chứng của VX. Tương tự, ông Nguyễn Văn A., cũng nghĩ những cơn đau đầu do cảm mạo thông thường, đến khi đi khám thì nấm đã gây biến chứng làm mờ mắt.
Lúc đầu, nấm chỉ tấn công một xoang. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, nấm xâm lấn qua các xoang khác và gây nhiều biến chứng. Trong đó, biến chứng ở mắt là thường gặp nhất. Trong một số trường hợp, nấm nằm ở tế bào sàng sau, chèn ép thần kinh thị giác sẽ gây tổn thương mắt như: mờ mắt, nhức hốc mắt.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, BN sẽ bị mù. Nguy hiểm hơn là trường hợp VX do nấm xâm lấn. Nấm có thể phá hủy cấu trúc xương rồi xâm lấn vào ổ mắt, động mạch cảnh xoang hang, sọ não, gây viêm màng não hoặc viêm não.
Ngoài ra, nấm có thể làm tổn thương mạch máu, gây chảy máu ồ ạt khiến BN Tu vong. Những trường hợp này thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, tiểu đường, hoặc sau một đợt xạ trị, hóa trị, hay người suy giảm hệ miễn dịch... Vì vậy, trong gia đình có người già hay bị nhức đầu, mờ mắt hãy đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tầm soát bệnh.
Nấm và bào tử nấm thường có nhiều trong không khí nên chúng có thể “vô tình” bay lọt vào tai. Thói quen dùng chung dụng cụ ngoáy tai cũng có thể lây lan nấm... Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, bào tử nấm sẽ không có “đất sống” vì da ống tai và lớp ráy tai là hàng rào bảo vệ vững chắc.
Khi gặp điều kiện thuận lợi như da ống tai bị trầy do ngoáy tai thì dịch tiết và máu là môi trường “màu mỡ” để nấm phát triển và gây bệnh. Triệu chứng hay gặp là ngứa, ngứa cả ngày lẫn đêm, làm cho BN lúc nào cũng muốn ngoáy tai, càng ngoáy thì da tai càng xây xát, tiết dịch và rướm máu giúp nấm phát triển mạnh hơn.
Khi có bội nhiễm, ống tai bắt đầu sưng lên, người bệnh cảm thấy đau “thấu trời xanh”. Đau nhức lan lên đầu, nhức từng cơn hay liên tục, nhức nhiều khi ăn (vì ống tai ngoài nằm cạnh khớp nhai), nhức không thể làm việc và không thể ngủ...
Anh châu huy k., 32 tuổi, nhân viên bảo vệ công ty t.l. có thói quen lấy ráy tai mỗi khi cắt tóc và ngoáy tai thường xuyên. anh không biết những cơn ngứa là do nấm hoành hành, có khi nửa đêm anh bật dậy để ngoáy tai cho đã ngứa. sau đó, khi tai bị nhức và chảy mủ, anh đi khám mới phát hiện bị viêm tai giữa do nấm. nếu không điều trị đúng sẽ gây chảy mủ kéo dài, dai dẳng, nấm có thể lan tới màng nhĩ gây thủng màng nhĩ và lan vô xương chủm, làm bn không chỉ bị mà còn bị biến chứng nội sọ.
Có dễ phòng ngừa và trị bệnh?
với viêm tai do nấm, nếu điều trị kịp thời, bệnh sẽ bị chặn đứng, nấm không có cơ hội tấn công vào màng nhĩ và chắc chắn sẽ không bị vì nấm. cách điều trị hiện nay là phải đảm bảo hai tiêu chí: loại trừ nấm và không cho nấm “có chốn dung thân”. vì vậy, khi bị viêm tai do nấm, phải rửa tai bằng máy hút ở bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa. trong trường hợp nấm bám sát màng nhĩ, chỉ có thể rửa tai dưới kí nh hiển vi hay qua nội soi mới làm sạch được.
một khi tai đã bội nhiễm, phải sử dụng kháng sinh, Thu*c giảm đau, kháng dị ứng chống ngứa, kết hợp rửa tai cách ngày và theo dõi tối thiểu bốn tuần. phòng bệnh viêm tai do nấm khá đơn giản: không dùng chung dụng cụ ngoáy tai; nên sử dụng tăm bông mềm, lau tai nhẹ nhàng, tối đa ngày mộthai lần sau khi tắm.
đặc biệt, khi ngứa tai mọi người nên dùng ngón tay trỏ ấn phía trước tai và day day để cho “đã ngứa”. cách này sẽ hạn chế trầy xước ống tai và không “mắc bẫy” của nấm. trong trường hợp tai bị ngứa thường xuyên và nhiều, nên đi khám và không được tự sử dụng Thu*c nhỏ tai cũng như ôxy già... vì có thể làm bệnh nặng hơn.
với vx do nấm, cách điều trị phức tạp hơn, phải phẫu thuật qua nội soi mũi xoang để bơm rửa sạch mô nấm và tỷ lệ thành công gần như 100%. bệnh lý này được chia thành bốn loại chính: vx do u nấm, nấm dị ứng, nấm xâm lấn cấp và nấm xâm lấn mạn tính, trong đó, u nấm chiếm hơn 90% và loại này sau phẫu thuật thường khỏi bệnh hoàn toàn; trừ một số trường hợp hít phải bào tử nấm vào xoang khác, bệnh do nhiễm mới chứ không phải tái phát.
khi phát hiện vx do nấm, cần phải phẫu thuật ngay. vì dùng Thu*c không hết và bệnh có thể lan ra các xoang, biến chứng vào hốc mắt, não gây Tu vong. cách phòng bệnh vx do nấm hữu hiệu là: mang khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải bào tử nấm, giữ môi trường sống xung quanh phải sạch sẽ, thông thoáng, tránh ẩm thấp...
Theo ThS.BS Nguyễn Minh Hảo Hớn - Phụ nữ TPHCM