Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ những tiệc cưới lưu động

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, tình hình ngộ độc thực phẩm diễn biến khá phức tạp. Trong đó, đáng chú ý nhất là thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp và trường học. Đặc biệt là thực phẩm phục vụ trong các buổi tiệc cưới lưu động.

Ngày 16/9/2018, một gia đình tại thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh tổ chức đám cưới cho con và đặt hơn 700 suất ăn cho một nhà hàng trên địa bàn huyện nấu. Sau khi dự tiệc cưới về, hàng chục người có các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần… và đã được gia đình đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Gio Linh. Theo thống kê, vụ ngộ độc thực phẩm trên đã làm 76 người mắc, trong đó có 24 người phải nhập viện để điều trị.

Bệnh nhân ghi bị ngộ độc thực phẩm đang được điều trị tại cơ sở y tế

Điều đáng nói là mặc dù vụ việc trên đã xảy ra được một thời gian, nhưng nó luôn là câu chuyện được người dân địa phương nhắc tới bởi sau khi các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra, khiến nhiều người dân sinh sống trên địa bàn không khỏi hoang mang, lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là mỗi khi họ được mời dự các tiệc cưới “lưu động”. Một số người dân cho biết, trước thực trạng thực phẩm được bày bán trên thị trường và việc sử dụng nhiều hóa chất, cách chế biến, bảo quản thực phẩm còn hạn chế như hiện nay thì nguy cơ dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm là vấn đề khó tránh khỏi.

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, tình hình ngộ độc thực phẩm diễn biến khá phức tạp. Trong đó, đáng chú ý nhất là thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp và trường học. Đặc biệt là thực phẩm phục vụ lễ hội, tiệc cưới, hỏi, ma chay. Theo chuyên gia của ngành y tế tỉnh Quảng Trị, thực phẩm từ các dịch vụ phục vụ cưới hỏi, ma chay tại các địa phương thuộc nhóm khó quản lý. Người phục vụ ở khắp nơi, không có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như phương tiện vận chuyển không đảm bảo và đặc biệt khâu bảo quản thực phẩm không đúng theo quy định dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có hơn 60 cơ sở, nhà hàng, khách sạn được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép đủ điều kiện hoạt động. Trong khi đó lại có đến hàng trăm cơ sở, dịch vụ lưu động không được cấp phép, nhất là tại các vùng quê, ngoài ra chưa kể nhiều dịch vụ đến từ các địa phương lân cận khác như: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…

Để đảm bảo công tác phòng chống an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và đưa vào quản lý các cơ sở nấu ăn lưu động trên địa bàn có hiểu quả. Thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thống kê, rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nấu ăn lưu động để đưa vào quản lý; Tăng cường hoạt động giám sát với các cơ sở lưu động khác đến hoạt động trên địa bàn của mình; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở và người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng bằng các hình thức khác nhau; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, dịch vụ nấu ăn lưu động trên địa bàn; Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm…

“Bên cạnh các hoạt động của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thì người tiêu dùng cũng cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, không chỉ lựa chọn các cơ sở dịch vụ chất lượng, có uy tín, mà cần tích cực giám sát, phát hiện và tố giác những trường hợp vi phạm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, qua đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng”, ông Lê Quốc Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết.

THÁI DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5befb7a876801b50324fdbd2)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY