Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguy hiểm bệnh Rubella khi mang thai

Theo thống kê, nếu người mẹ bị nhiễm virus Rubella trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai thì có tới 90% thai nhi bị ảnh hưởng như thai ch*t lưu, sẩy thai tự nhiên.

Những biến chứng khôn lường

Người mắc bệnh Rubella thường có các triệu trứng như sốt nhẹ, đau đầu, nghẹt mũi, viêm mũi xuất tiết, viêm kết mạc mắt nhẹ và xuất hiện những nốt nhỏ hay mảng ban màu hồng mịn. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 2-3 ngày. Sau đó, các nốt phát ban lan ra toàn thân rất nhanh. Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, ngại ăn, ở những phụ nữ trẻ thường đau nhức các khớp xương. Đặc điểm lâm sàng nổi bật của bệnh này là sưng hạch bạch huyết sau tai, vùng chẩm, cơ ức đòn chũm. Virus Rubella có trong chất tiết mũi họng của người bệnh. Vì thế, người mắc bệnh rất dễ lây truyền cho những người xung quanh. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh qua các vật dụng như ca, cốc uống nước, bát đĩa ăn, khăn lau...

Tiêm chủng là cách phòng bệnh Rubella an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Tiêm chủng là cách phòng bệnh Rubella an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Thời gian bệnh lây nhiễm cho những người tiếp xúc với bệnh nhân là từ khoảng 1 tuần trước khi bệnh nhân bị phát ban và 8 ngày sau khi phát ban. Những trẻ mắc chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải virus ở cổ họng trong nhiều tháng sau khi sinh. Điều đáng lưu ý là thời kỳ ủ bệnh Rubella từ 14-21 ngày, trung bình khoảng 10 ngày nhưng không có biểu hiện lâm sàng nên khó chẩn đoán bệnh. Đây cũng là thời gian người mắc bệnh truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, bệnh Rubella rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, khu công nghiệp, nhà trọ...

Phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh Rubella có thể gây các hội chứng Rubella bẩm sinh ở bào thai và trẻ sơ sinh như: thai ch*t lưu, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bại não, mù mắt do đục thủy tinh thể bẩm sinh, nhiễm trùng tai gây điếc, gây dị dạng xương, chậm phát triển trí tuệ, tổn thương phổi... Còn nếu người mẹ mắc bệnh ở tuần thai thứ 16, các biến chứng giảm nhiều, chỉ còn khoảng 10-20% thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Thai phụ mang thai dưới 18 tuần mà tiếp xúc với người mới mắc bệnh rất dễ bị lây. Nếu mắc bệnh khi mang thai dưới 12 tuần, bắt buộc phải bỏ. Trong vòng 12-18 tuần, các bà mẹ sẽ được tư vấn bỏ hay giữ theo tuổi thai và tần suất xuất hiện của bệnh. Nếu thai đã quá 18 tuần thì cần theo dõi tránh nhiễm khuẩn thai nhi.

Nguy hiểm nhưng dễ phòng

Cách phòng bệnh Rubella chắc chắn, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Theo lịch tiêm chủng của ngành y tế, trẻ em tiêm mũi thứ nhất khi được 12 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm 1 liều duy nhất. Tuy nhiên, phụ nữ nên đi tiêm vắc-xin trước 3 tháng khi có ý định mang thai.

Nếu người mẹ thực hiện tốt việc tiêm chủng, trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ truyền sang (miễn dịch thụ động) sẽ được bảo vệ khoảng 6-9 tháng sau khi sinh và 95% số người được tiêm vắc-xin tạo ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm, thậm chí cả đời.

Cần lưu ý, phụ nữ đã mang thai và thời gian trước khi mang thai 3 tháng không được tiêm vắc-xin này vì sẽ gây tác hại với sự phát triển của phôi thai.

Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân có sốt, phát ban và trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh; đặc biệt có thai trong những tháng đầu nếu bị sốt, phát ban nên đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán, tư vấn kịp thời. Tiêm vắc-xin Rubella là biện pháp hiệu quả nhất để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh.

Những người bị bệnh Rubella cần được cách ly, quản lý, tránh tiếp xúc và tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Nên để người bệnh ở trong phòng riêng có cửa sổ thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời và sử dụng riêng các dụng cụ cá nhân: khăn mặt, cốc chén, chăn gối... để tránh lây truyền bệnh cho cộng đồng.

BS. Nguyễn Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguy-hiem-benh-rubella-khi-mang-thai-n173995.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY