Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguy Hiểm khi lạm dụng nước muối S*nh l*

Nhiều mẹ Việt có thói quen rửa mắt, mũi thường xuyên cho con bằng nước muối S*nh l* với mục đích phòng các bệnh về mắt, hô hấp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng có thể vô tình gây hại đến sức khỏe của con.

Việc vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày có thể giúp rửa trôi vi khuẩn, loại bỏ chất tiết, dị vật giúp mũi bé thông thoáng, giúp bé dễ thở hơn. Khi mũi bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương, các lớp dịch tiết ứ đọng, lúc này cần làm sạch mũi bằng nước muối S*nh l* trước khi nhỏ Thu*c cho bé để Thu*c phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bé không ốm bệnh, việc lạm dụng nước muối S*nh l* để rửa mũi cho bé sẽ làm hư hại lớp niêm mạc mũi dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Lúc này chỉ cần nhỏ rửa mũi cho bé 1 lần/ tuần hoặc chỉ khi đưa bé đến những nơi có nhiều bụi bặm.

Theo các bác sĩ, khi trẻ vừa chào đời, các hốc tự nhiên trong mắt bị dính các dịch từ cơ thể mẹ nên cần phải thường xuyên vệ sinh trong một thời gian để làm sạch mắt (khoảng một tháng sau khi sinh). Hoặc trẻ có dấu hiệu đau mắt, viêm nhiễm, đổ gỉ vàng, nên sử dụng nước muối S*nh l* để làm sạch lớp bẩn bên ngoài trước khi sử dụng trực tiếp Thu*c điều trị vào mắt.

Như vậy, chỉ nên sử dụng nước muối S*nh l* nhỏ mắt cho trẻ sau sinh trong khoảng 1 tháng, sau đó chỉ dùng trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh về mắt. Nếu mắt trẻ bình thường, mẹ thường xuyên nhỏ có thể khiến cho mắt bị khô, viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt khi trẻ lớn lên.

Tương tự như rửa mắt, nhiều mẹ lo sợ trẻ bị bệnh về đường hô hấp nên thường xuyên dùng nước muối S*nh l* để rửa hốc mũi cho con mà không biết rằng việc làm này của mẹ gây hại nhiều hơn lợi cho trẻ. Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị bệnh như ho, sổ mũi... Còn bình thường, nếu mẹ thường xuyên nhỏ mũi cho con sẽ khiến mũi con bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi rất khó chịu.

Đặc biệt khi trời lạnh, nếu trẻ không có triệu chứng bệnh mẹ cũng không được tự ý phòng bệnh cho trẻ bằng nhỏ nước muối hoặc dùng xịt muối nước biển sâu nhỏ vào mũi con vì có thể ảnh hưởng niêm mạc mũi của trẻ. Theo đó mẹ nên phòng bệnh hô hấp cho trẻ bằng cách giữ ấm cho trẻ.

Lưu ý khi sử dụng nước muối S*nh l* để chăm sóc, vệ sinh cho bé

Nhỏ mắt: Đối với nước muối S*nh l*, dù là lành tính mẹ cũng không được lạm dụng. Chỉ nên nhỏ khi trẻ vừa đi đường xa về hoặc vừa tắm xong. Tuy nhiên, số lần rửa cần hạn chế, nên rửa cho trẻ 2 lần/tuần để làm sạch mắt.

Đối với các loại Thu*c nhỏ mắt khác, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng. Nếu trẻ có dấu hiệu đau mắt, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và sử dụng Thu*c phù hợp với bệnh, độ tuổi của trẻ.

Nhỏ mũi: Khi thấy trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, ho hắt hơi mẹ có thể nhỏ 1 - 2 giọt nước muối S*nh l* 0.9% cho trẻ sau đó yêu cầu trẻ xì mũi thật mạnh để làm sạch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút đàm nhớt trong mũi hoặc làm bấc sâu kèn lấy nước mũi.

Khi trẻ không có dấu hiệu về đường hô hấp mẹ nên hạn chế nhỏ nước muối làm sạch mũi con. Chỉ làm sạch mũi khi mũi có dấu hiệu bị bệnh. Nhỏ từ 1 - 2 lần/ngày, 1 lần từ 1 - 3 giọt theo hướng dẫn.

Lưu ý, khi trời lạnh, nếu muốn nhỏ mũi cho trẻ, mẹ nên ngâm lọ nước muối S*nh l* vào nước nóng để làm ấm trước khi nhỏ cho trẻ. Vì nhỏ nước lạnh sẽ làm trẻ bị lạnh và sợ rửa mũi.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d1b169b333085612c276f42)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chào mangyte.vn, Chị tôi bị đau bụng, đến bệnh viện bác sĩ chỉ hỏi sơ sơ rồi kêu đi chụp X-quang, rồi đi siêu âm. Siêu âm trắng đen không ra bệnh thì bảo siêu âm màu, sau đó chuyển qua Trung tâm Medic để siêu âm tiếp tục. Chị tôi mất 1-2 tiếng cho một lần kiểm tra, xét nghiệm như thế. Tôi muốn hỏi làm sao chấn chỉnh việc lạm dụng xét nghiệm để bệnh nhân đỡ mất thời gian và công sức? Cảm ơn mangyte.vn! (Thanh Thanh - TPHCM)
  • Món ăn có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khoẻ khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi...
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY