Mặc dù đến thời điểm hiện nay, số ca mắc SXH chưa cao, nhưng với diễn biến phức tạp của thời tiết khu vực Bắc Bộ và Hà Nội năm 2021 sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH sinh sản và phát triển.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, diễn biến thất thường của thời tiết, nắng mưa tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh SXH sinh sản phát triển; làm dịch bệnh lây lan và diễn biến phức tạp hơn. Đáng lo ngại là virus SXH đã lưu hành ở nhiều tuýp nên nhiều bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí lần sau còn bị nặng hơn lần trước.
Hơn nữa, bệnh SXH có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh dẫn tới tình trạng bệnh nặng và có những biến chứng như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, đe dọa tới tính mạng.
Trong những tuần gần đây đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh tập trung tại một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Cục Y tế dự phòng, trong những tháng tới đây, cả nước sẽ ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc SXH.
Nguyên nhân số ca mắc bệnh SXH tăng, theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu do đang vào mùa mưa là điều kiện cho muỗi phát sinh phát triển.
Phú Yên được biết đến là điểm “nóng” về SXH hằng năm. Theo số liệu của Sở Y tế, đến đầu tháng 3/2021, Phú Yên ghi nhận 5 ổ dịch SXH với gần 200 ca mắc. Sở Y tế tỉnh Phú Yên vừa thông tin về 2 ca Tu vong do bệnh SXH xảy ra trên địa bàn. Các nạn nhân đều là trẻ em từ 5-7 tuổi.
Theo đó, cả hai cháu đều sốt ở nhà từ 3 đến 4 ngày, gia đình các cháu đều mua Thu*c hạ sốt tự điều trị tại nhà. Khi bệnh tình các cháu diễn biến nặng, cả hai gia đình mới đưa đến Trung tâm Y tếđể cấp cứu. Sau đó, các cháu được chuyển đến Bệnh viện Sản nhi Phú Yên. Khi tới đây, bệnh đã diễn biến rất nặng, các cháu bị “sốc” SXH và đều Tu vong trước 48 giờ. Trong hai ca Tu vong này có một cháu mắc bệnh nền là tan máu bẩm sinh.
Những năm gần đây, SXH vẫn là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam và hằng năm ghi nhận nhiều ca Tu vong do căn bệnh này gây ra. Trong số những ca Tu vong vì SXH, có nhiều ca không đến viện mà tự điều trị tại nhà. Điển hình năm 2020 tại Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc SXH Tu vong do tự điều trị.
Ca thứ nhất là nam thanh niên 17 tuổi, được chẩn đoán mắc SXH nhưng mẹ làm hộ lý tại một bệnh viện của Hà Nội đã cho con truyền dịch tại nhà, không vào viện điều trị vì sợ nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi đưa đến BV Bạch Mai, nam thanh niên đã bị ngừng tim 30 phút, được tiến hành cấp cứu, ép tim và tim đã đập trở lại, sau đó lại ngừng tim lần 2. Do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã Tu vong 2 ngày sau đó do suy đa tạng.
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân 57 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội mắc SXH tự mua Thu*c điều trị tại nhà. Đến ngày thứ 5 bệnh tình diễn biến nặng, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại BV Bạch Mai khi đã bắt đầu suy gan, suy thận và suy đa tạng. Bệnh nhân được chạy ECMO, tích cực lọc máu liên tục nhưng đã không qua khỏi.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, cho biết, theo chu kỳ, cứ 2-4 năm lại có đợt bệnh SXH nặng. Dấu hiệu SXH Dengue thời gian ủ bệnh 1-2 tuần, sau đó sốt cao, đau người, đau nhức hốc mắt, bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi bệnh nhân có dấu hiệu nặng, xuất huyết, cô đặc máu.
“Những ngày đầu bệnh cảnh lâm sàng giống sốt virus, vì vậy lúc thăm khám bác sĩ phải sàng lọc bệnh nhân SXH để theo dõi cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo cô đặc máu phải cho bệnh nhân nhập viện điều trị, để tránh biến chứng Tu vong”, BS Thư nhấn mạnh.
Theo BS Thư, nhiều người bị SXH nhưng không biết, bởi những ngày đầu bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng giống với sốt virus thông thường, nên chủ quan ở nhà mua Thu*c uống Thu*c. Ngày thứ 4-5 trở đi bệnh nặng, lúc đó bệnh nhân không được xét nghiệm kịp thời, dẫn đến cô đặc máu, nguy cơ Tu vong cao.
SXH là bệnh do muỗi truyền và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu. Tại Việt Nam, hiện lưu hành 4 tuýp virus SXH do virus Dengue gây ra được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Bệnh không có miễn dịch chéo nên một người có thể mắc nhiều tuýp. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp nên một người có thể mắc bệnh 2-3 lần.
Theo các chuyên gia y tế, các ổ lăng quăng, bọ gậy cũng bắt nguồn nhiều từ các công trường, nhà bỏ hoang, khu vực công trình thi công dang dở. Các ổ dịch, khu vực trọng điểm SXH cần phải đảm bảo được phun Thu*c diệt muỗi 100%, chứ chỉ phun được 80% thì hiệu quả dập dịch, phòng bệnh cũng không cao vì muỗi sẽ bay từ nhà này sang nhà khác, không giải quyết được tận gốc rễ.
Cục Y tế dự phòng yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện chiến dịch diệt bọ gậy, phun hóa chất 100% các hộ gia đình tại các ổ dịch và xác định các điểm nóng để tập trung nguồn lực, giải quyết triệt để, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
Ngoài ra, người dân phải đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, tích cực diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Đặc biệt, người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; Người bệnh SXH cũng ngủ màn để tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác, tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch. Khi có các dấu hiệu như sốt, xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị; không tự ý dùng Thu*c điều trị tại nhà, nhất là Thu*c kháng sinh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần lưu ý các triệu chứng mắc bệnh sốt xuất huyết như: người bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ c, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban. nặng hơn, người bệnh có dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng); đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng.