Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguyên nhân ban đầu khiến bé 2,5 tháng tuổi ở Nghệ An Tu vong tại bệnh viện

MangYTe - Hội đồng chuyên môn kết luận nguyên nhân Tu vong: Sốc không hồi phục chưa rõ nguyên nhân (nghĩ đến một trong các nguyên nhân: Sốc nhiễm khuẩn; sốc phản vệ; rối loạn chuyển hóa).

Ngày 24/5, ông Tăng Xuân Hải – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đơn vị đã gửi báo cáo nhanh sự việc bé 2,5 tháng tuổi Tu vong tại bệnh viện đến Sở Y tế Nghệ An và các cơ quan chức năng.

Ông hải cho biết thêm, hội đồng chuyên môn kết luận nguyên nhân Tu vong của bé là sốc không hồi phục chưa rõ nguyên nhân (nghĩ đến một trong các nguyên nhân: sốc nhiễm khuẩn; sốc phản vệ; rối loạn chuyển hóa). để có kết luận cuối cùng, bệnh viện đã làm thủ tục mời pháp y tỉnh nghệ an. công an tỉnh cũng đã mời pháp y của bộ công an vào 23h ngày 23/5. các cán bộ pháp y của bộ công an đã đến bệnh viện, tuy nhiên gia đình đã đưa cháu về nhà mai táng và không đồng ý giải phẫu tử thi.

Phía bệnh viện đã đến thăm hỏi, chia sẻ mất mát cùng với gia đình và mong muốn gia đình hợp tác để tìm nguyên nhân chính xác dẫn đến sự việc.

Nguyên nhân ban đầu khiến bé 2,5 tháng tuổi ở Nghệ An Tu vong tại bệnh viện - Ảnh 1.

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Theo báo cáo, bé N.Đ.B (2,5 tháng tuổi, trú huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) nhập viện vào lúc 21h44 ngày 22/5. Lý do vào viện là khó thở, tím tái, bỏ bú. Tiền sử bệnh là bản thân trẻ chưa phát hiện bệnh lý, dị ứng gì.

Qua trính bệnh lý của bé Đ, cách nhập viện 7 ngày trẻ tiêm phòng vaccine 6 trong 1. Sau tiêm, trẻ ổn định. Trước ngày nhập viện 2 ngày, ngày 21/5, lúc 8h35 phút, trẻ đi khám tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An với các triệu chứng lâm sàng quấy khóc, không sốt. Trẻ được chỉ định làm các cận lâm sàng (CTM: BC 15,94 G/l; HC: 3,33T/l; Hgb: 96g/l; Neut: 40,5%; TC: 347G/l. CRP đl:30,1mg/l). Sinh hóa máu bình thường. Nội soi tai mũi họng: Viêm tai giữa cấp ứ mủ trái/Viêm mũi xuất tiết... Trẻ được chẩn đoán: Viêm tai giữa ứ mủ trái /viêm mũi họng xuất tiết, không kèm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.

Bác sĩ khám bệnh đã giải thích gia đình về tình trạng bệnh của trẻ và đã yêu cầu nhập viện điều trị nhưng gia đình không đồng ý. sau đó, bác sĩ đã kê đơn Thu*c điều trị ngoại trú (cefprozil 15mg/kg/24h) về nhà uống. đồng thời, dặn dò người nhà đưa trẻ tái khám khi có các biểu hiện bất thường nặng lên (đã ghi rõ trong sổ khám bệnh kê đơn).

Tối 21/5, trẻ sốt cao trên 39 độ c, người nhà sử dụng Thu*c hạ sốt chứ không đưa trẻ đi khám lại. sáng 22/5, trẻ quấy khóc nhiều, bú kém, người nhà không sử dụng Thu*c theo đơn của bác sĩ bệnh viện kê ngày 21/5. người nhà đưa trẻ đến khám phòng khám tư nhân được xử trí xịt tai không rõ Thu*c (thông tin do mẹ bệnh nhân khai báo).

Tối 22/5, trẻ sốt cao, đột ngột xuất hiện tím tái, thở nấc, bỏ bú. gia đình đưa trẻ vào khoa cấp cứu, bệnh viện sản nhi nghệ an trong tình trạng: thở rên è è, vẻ mặt nhiễm trùng, da môi tím, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt, nhịp thở 65 nhịp/p, nhiệt độ 37 độ c, mạch 140 lần/p, spo2: 86%, phổi ran ẩm ran rít rải rác 2 bên. được chẩn đoán: suy hô hấp / viêm phổi nặng / theo dõi tim bẩm sinh. trẻ được xử trí hút đờm hầu họng, thở oxy 2 l/p, chuyển khoa hồi sức tích cực chống độc lúc 21h48 phút.

Ghi nhận tại khoa hồi sức tích cực chống độc, trẻ lơ mơ, suy hô hấp, cấu véo đáp ứng kém. đồng tử 2 bên 2,5 mm, phản xạ ánh sáng +/-. không phù, không xuất huyết dưới da. thóp phẳng. môi tím. thở rên. nổi vân tím toàn thân. chân tay lạnh. mạch ngoại vi yếu. sp02: 60%. phổi ran ẩm, ran rít 2 bên. tim tần số 160ck/ph, tiếng thổi tâm thu 2/6 trước tim, huyết áp trung bình 35mmhg; bụng mềm; gan mấp mé bờ sườn; hội chứng màng não (-)... chẩn đoán tại khoa hồi sức tích cực chống độc: shock chưa rõ nguyên nhân / theo dõi nhiễm khuẩn huyết/ theo dõi xuất huyết não/ theo dõi tim bẩm sinh / viêm phế quản phổi / viêm tai giữa. bác sĩ đã giải thích tiên lượng rất nặng nguy cơ Tu vong cao. sau khi nghe bác sĩ giải thích người nhà đã ký xác nhận.

Bệnh viện đã thực hiện các bước xử trí như: Trẻ được tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực (đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch TD huyết áp xâm lấn, sử dụng vận mạch Adrenalin: liều 0,5 mcg/kg/p, Dobutamin: liều 25 mcg/kg/p), tiêm VTM K1. Trẻ cũng đã được làm các xét nghiệm khí máu, công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản, siêu âm tim, chụp CT sọ não...

Quá trình theo dõi và điều trị, trẻ tiếp tục được hồi sức cấp cứu, bù toan chuyển hóa. Lúc 23h, tiêm kháng sinh Ceftriaxon (đã test âm tính), trẻ được đăng ký truyền máu huyết tương tươi đông lạnh và hồng cầu khối cùng nhóm. Đến 0h30phút ngày 23/5, tình trạng trẻ không cải thiện, diễn biến nặng hơn, mạch quay bắt yếu, môi tím, được xử trí thêm vận mạch Noradrenalin, liều 0,5 mcg/kg/p, nhưng diễn biến bệnh nặng dần.

Đến 3 giờ ngày 23/05, Trẻ xuất hiện ngừng tuần hoàn, được cấp cứu ngừng tuần hoàn sau 25 phút, trẻ tái lập tuần hoàn nhưng tiên lượng xấu. Bác sĩ đã giải thích lại tình trạng nguy cơ Tu vong cao tới gia đình. Trẻ xuất hiện ngừng tuần hoàn lần 2 lúc 4h15 phút, lần thứ 3 lúc 5h30 phút, sau khi cấp cứu 30p, trẻ không hồi phục. Trẻ Tu vong lúc 6h ngày cùng ngày.

Hội đồng chuyên môn bệnh viện đã tiến hành họp và đưa ra một số kết luận sau: quá trình thăm khám, chẩn đoán và kê đơn Thu*c điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ngày 21/05 được thực hiện đúng các quy định về các quy chế chuyên môn. quá trình thăm khám, chẩn đoán và xử trí cấp cứu bệnh nhân từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc Tu vong đều thực hiện đúng quy trình.

V. Đồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nguyen-nhan-ban-dau-khien-be-25-tuoi-o-nghe-an-tu-vong-tai-benh-vien-20210524160025478.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY