Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Nguyên nhân ung thư lưỡi và cách phân biệt ung thư lưỡi với loét miệng

Ngày càng có nhiều người bị ung thư lưỡi và nhầm lẫn dấu hiệu của bệnh này với các vết loét miệng. Các bác sĩ đã đưa ra 4 nguyên nhân chính và các dấu hiệu nhận biết bệnh sớm.

Nếu lưỡi của bạn chịu kích thích lâu dài như tổn thương niêm mạc miệng, viêm mãn tính hoặc loét. Nếu các tổn thương này tồn tại trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến ung thư.

2. Thói quen sống xấu

Uống rượu lâu dài, hút Thu*c, nhai trầu, ... sẽ làm tăng nguy cơ miệng (bao gồm lưỡi) và vòm họng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 30% bệnh miệng và vòm họng là do uống rượu. Hơn 60% bệnh miệng và vòm họng ở Anh là do hút Thu*c. Nhai trầu lâu dài hoặc hút Thu*c cũng có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc miệng, và chấn thương lặp đi lặp lại dễ dàng dẫn đến ung thư.

3. Vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng và súc miệng thường không cho phép vi khuẩn và nấm mốc sinh sản trong miệng. Nếu không làm vệ sinh thường xuyên, điều này có lợi cho sự hình thành các nitrosamine gây ung thư miệng và thúc đẩy ung thư lưỡi.

4. Nhiễm vi rút u nhú ở người

Vi rút u nhú ở người (HPV) lây nhiễm qua quan hệ T*nh d*c. Nhiều người nhiễm HPV mà không gây hại cho bản thân, chúng biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số ít người mắc ung thư miệng, vòm họng hay ung thư lưỡi sau khi bị nhiễm vi-rút. Có hơn 100 loại vi-rút HPV và các loại chính liên quan đến ung thư miệng và vòm họng là loại 16.

Ngoài ra, hệ miễn dịch, yếu tố di truyền, bức xạ và tia cực tím cũng liên quan đến ung thư lưỡi.

Ung thư lưỡi có tỷ lệ sống sót cao nếu được phát hiện kịp thời. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư lưỡi giữa và đầu có thể đạt tới 65%. Nếu được phát hiện muộn và ung thư đã di căn, tỷ lệ sống sót sẽ giảm đi rất nhiều.

Hiện nay, việc điều trị ung thư lưỡi chủ yếu là phẫu thuật, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác. Ở giai đoạn đầu và giữa, ung thư lưỡi chủ yếu là phẫu thuật. Ở giai đoạn giữa và tiến triển, ung thư lưỡi xuất hiện di căn. Lúc này ngoài phẫu thuật, cần phải điều trị bằng hóa trị liệu và điều trị sinh học.

An An (Dịch theo QQ)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/ung-thu/nguyen-nhan-ung-thu-luoi-va-cach-phan-biet-ung-thu-luoi-voi-loet-mieng-608527.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY