Tình trạng giữa đêm không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn cả cha mẹ và những người xung quanh. Dân gian còn có tên gọi khác cho vấn đề trên là "tiểu nhi dạ đề" hay "khóc dạ đề".
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường hay khóc thét từng cơn giữa đêm, khó ngủ, trằn trọc hoặc trẻ đang ngủ say thì bỗng dưng giật mình tỉnh giấc và khóc thét lên. các bé có thể khóc theo từng cơn, sau đó nín rồi lại khóc tiếp, cứ như thế cả đêm cho đến tận sáng hôm sau. mặc dù vậy, trẻ lại vẫn ăn ngủ bình thường vào ban ngày.
- khóc thét dữ dội, gương mặt và toàn thân đỏ ửng lên. trẻ sẽ quấy khóc cố định vào cùng một thời điểm trong ngày, đa phần là lúc chiều tối. vì thế, ông bà ta hay gọi đây là tình trạng khóc dạ đề.
- Khi trẻ khóc, hai tay sẽ nắm chặt, đầu gối co lên và cong lưng, bụng căng cứng, oằn mình nhìn rất đáng sợ.
- Giấc ngủ của bé không sâu, thường khóc ré lên khi đang ngủ.
- Trẻ khóc thành từng cơn với cường độ khác nhau và khó có thể dỗ dành.
- Việc bú mớm có thể bị đứt quãng do các cơn quấy khóc diễn ra thường xuyên, thậm chí trẻ có thể bỏ bú trong thời gian quấy khóc.
- Trẻ khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, khóc đến 3 ngày hoặc nhiều hơn trong 1 tuần, thậm chí có bé khóc đến hơn 3 tuần/tháng.
- tần suất các cơn khóc thét giảm dần sau khi trẻ được 4 – 6 tháng.
Nhiều cha mẹ thường tự hỏi trẻ sơ sinh khóc thét có sao không và đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng như thế. trên thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến vấn đề gây lo lắng cho các bậc phụ huynh này.
Từ 4 tháng tuổi trở đi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mọc răng và khi đủ 2 tuổi, trẻ sẽ mọc răng sữa đầy đủ. Nếu con bạn chảy nước dãi thường xuyên kèm theo nướu bị sưng đỏ hoặc sốt nhẹ, chắc chắn rằng con bạn đang mọc răng.
Nếu bé đang ngủ mà lại giật mình khóc thét lên có thể xuất phát từ nguyên nhân bỉm hoặc tã lót bị dấy bẩn bởi phân hoặc nước tiểu làm da bị con bạn bị khó chịu, cảm thấy không thoải mái. do đó, nếu bé bỗng nhiên khóc thét lên và quấy khóc giữa đêm, mẹ cần nhanh chóng kiểm tra xem bỉm tã bé đang mang có bẩn không để thay tã bỉm mới.
Những tiếng ồn với công suất lớn cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé bị giật mình và khóc thét lên từng cơn. vì thế, cha mẹ cần phải hạn chế tối đa những âm thanh ồn ào và chọn đặt bé ở những nơi yên tĩnh để bé có giấc ngủ sâu hơn.
Đây là điều gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của bé. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái nên rất khó đi vào giấc ngủ nhanh chóng.
Khi thấy con bạn có dấu hiệu bụng bị phình to, xì hơi nhiều, rối loạn tiêu hóa và không đi vệ sinh được thì chứng tỏ bé đang bị khó chịu ở vùng bụng như chướng hoặc đau bụng.
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, kèm với đó là khả năng ức chế của hệ thần kinh kém. vì thế, nếu ban ngày trẻ hoạt động quá mức thì sẽ làm cho não bộ của trẻ luôn ở tình trạng hưng phấn nên ban đêm khi ngủ, trẻ sẽ có các biểu hiện như la khóc đột ngột, không dỗ dành được.
Trẻ sơ sinh khi bị cảm có thể xuất hiện nhiều vảy mũi bên trong khoang mũi làm cho bé bị nghẹt mũi, khó thở. muốn dễ thở hơn, con bạn bắt buộc phải thở bằng đường miệng, điều này gây khó chịu và làm cho trẻ la khóc nhiều hơn.
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ khóc thét thành từng cơn thường xuyên có thể xuất phát từ các bệnh lý về còi xương do thiếu hụt canxi. tình trạng thiếu canxi có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của hệ thống thần kinh trung ương. vỏ não của con bạn luôn trong trạng thái hưng phấn, từ đó trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ sâu hoặc không chịu ngủ. muốn hạn chế được tình trạng trên, cha mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin d.
Còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể làm trẻ trẻ khóc thét từng cơn giữa đêm và theo thời gian chúng cũng tự biến mất. do đó, cha mẹ nên thực sự kiên trì, nhẫn nại, thay vì bực tức thì hãy dỗ dành để con mình bình tĩnh hơn như mát-xa bụng, cho bé vào xe đẩy hoặc chơi với bé.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc tiếp xúc với làn da ấm áp giữa người ẵm và bé sẽ giúp làm ổn định cơ thể và làm dịu thần kinh của trẻ sơ sinh. Đặc biệt, việc tiếp xúc giữa làn da của mẹ và bé sẽ giúp tiết ra hormone oxytocin (còn gọi là hormone tình yêu), điều này giúp tăng sự liên kết hai mẹ con.
Bạn có thể dùng ti giả cho bé bú mút cũng là cách giúp trẻ giảm tình trạng khóc thét khá hiệu quả.
Giai đoạn trẻ sơ sinh trong bụng mẹ được đánh dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. người ta nhận thấy các âm thanh tương tự như những gì đứa trẻ nghe lúc trong bụng mẹ có thể làm cho trẻ thư giãn, đồng thời làm chậm tần số sóng não khiến cho bé nhanh buồn ngủ hơn.
Để dỗ bé nín nhanh chóng, cha mẹ có thể bế con mình đi lại vài vòng hoặc dùng võng hay nôi để ru ngủ trẻ.
Bất kỳ đứa bé sơ sinh nào cũng đều thích được massage, việc massage thường xuyên cho trẻ sẽ giúp bé ít khóc và có giấc ngủ ngon hơn. nếu trẻ hay bị đau bụng, mẹ có thể massage bụng cho bé theo chiều ngược kim đồng hồ.
Khi con đang khóc, cha mẹ có thể nói những lời âu yếm bằng giọng nhỏ nhẹ, yêu thương. Phụ huynh nên nói đủ to để bé dù đang gào khóc vẫn có thể nghe thấy được tiếng của cha mẹ mình.
Khi cố gắng khóc to, em bé sẽ hít nhiều không khí vào phổi hơn nên trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu và khóc lớn tiếng hơn. Lúc này, mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng bé để con mình ợ hơi lên. Ẵm đứng bé lên là tư thế vỗ ợ hơi đúng nhất, để con bạn dựa đầu vào vai mẹ và vỗ nhẹ nhàng.
Nếu thấy , thậm chí khóc đến khàn tiếng không ngừng hoặc đi kèm với các triệu chứng: hoảng sợ, co giật khi ngủ, đây đều là các dấu hiệu cảnh báo con bạn có thể đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, lúc này các mẹ cần lưu ý xem xét để đưa trẻ đến ngay bác sĩ thăm khám.
Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-khoc-thet-tung-con-390589.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-khoc-thet-tung-con-390589.html
Chủ đề liên quan:
cách xử lý khóc thét nguyên nhân sơ sinh trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh khóc trẻ sơ sinh khóc thét có sao không trẻ sơ sinh khóc thét trước khi ngủ trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn và các xử lý