Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Nhà có gen sinh đôi nhưng mẹ Thanh Hoá vẫn bất ngờ khi biết mình mang thai ba, cả thai kỳ luôn sống trong cảm giác lo lắng

Lần đầu đi siêu âm, bác sĩ cho biết chị Thuỳ có 2 túi thai. Nhưng đến tuần thứ 6 của thai kỳ, bác sĩ lại phát hiện thêm 1 túi thai nữa sống trong tử cung của sản phụ này.

Chị Lê Thuỳ (25 tuổi, Thanh Hoá) kể, chị Các bác sĩ cho biết khả năng sinh non của chị Thuỳ rất cao. Chị bị tiên lượng sinh non từ tuần 20, cứ 2 tuần bà mẹ trẻ lại phải đi khám 1 lần, lần nào cũng tiên lượng sinh non và khó giữ thai. Để đảm bảo an toàn, chị Thuỳ phải tạm gác lại công việc để ở nhà nghỉ ngơi, dưỡng thai. Bà mẹ 25 tuổi có một niềm tin rằng chị và các con sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

"Mang đa thai nhưng mình cũng khoẻ, không bị nghén ngẩm gì. Đến tháng thứ 6 thì bụng to nên phải hạn chế đi lại để có thể giữ bé lâu nhất ở trong bụng. Cả thai kỳ mình tăng được 15kg.

Đến tuần thứ 34 thì mình có dấu hiệu chuyển dạ, vỡ ối tự nhiên, đau bụng 2 tiếng rồi lên bàn mổ cấp cứu lấy thai" - chị Thuỳ kể.

Cả 3 em bé trộm vía đều có sức khoẻ tốt, phát triển toàn diện.

3 em bé của chị Thuỳ là 2 bé trai và 1 bé gái chào đời với cân nặng lần lượt là 2,5kg - 2kg - 2kg và được bố mẹ đặt tên ở nhà là Tèo, Tít, Mít. Trộm vía, sức khoẻ của cả 4 mẹ con chị đều ổn định, sau 7 ngày ở viện thì chị Thuỳ cùng các con được xuất viện. Hiện tại các bé đã được hơn 1 tháng tuổi, tất cả đều phát triển toàn diện và được bú sữa mẹ hoàn toàn.

Chăm sóc một đứa trẻ đã vất vả, gia đình chị Thuỳ cùng lúc chào đón 3 thiên thần, khó khăn còn tăng lên gấp bội. Tuy nhiên bà mẹ 3 con tâm sự chị vẫn "xoay" được vì có sự hỗ trợ của bà nội, bà ngoại. Hơn nữa, các bé cũng ăn ngủ cùng giờ nên việc chăm sóc lũ trẻ cũng không quá vất vả.

Đến giờ khi được ôm các con trong tay, chứng kiến các bé khoẻ mạnh, phát triển, chị Thuỳ hạnh phúc vô cùng và hay nói đùa với mọi người rằng: "Thế là khi mới 25 tuổi mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nha-co-gen-sinh-doi-nhung-me-thanh-hoa-van-bat-ngo-khi-biet-minh-mang-thai-ba-ca-thai-ky-luon-song-trong-cam-giac-lo-lang-20200522172431778.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY