Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhầm lẫn động kinh với co giậtdo u tuyến tụy hiếm gặp

Nữ bệnh nhân 57 tuổi, ở tỉnh An Giang được chẩn đoán động kinh, rối loạn tâm thần, điều trị nhiều nơi, kể cả bệnh viện (BV) chuyên khoa tâm thần nhưng không thuyên giảm.

nữ bệnh nhân 57 tuổi, ở tỉnh an giang được chẩn đoán động kinh, rối loạn tâm thần, điều trị nhiều nơi, kể cả bệnh viện (bv) chuyên khoa tâm thần nhưng không thuyên giảm. mới đây, bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại bv đa khoa tp cần thơ, các bác sĩ chẩn đoán bị u tuyến tụy hiếm gặp. sau nội soi phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, chấm dứt tình trạng co giật suốt 2 năm qua.

Cô C thoát khỏi những cơn co giật nhờ chẩn đoán và điều trị u tuyến tụy. Trong ảnh: BS La Văn Phú thăm hỏi bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: K.ĐIỀU

cô c thoát khỏi những cơn co giật nhờ chẩn đoán và điều trị u tuyến tụy. trong ảnh: bs la văn phú thăm hỏi bệnh nhân sau phẫu thuật. ảnh: k.điều

Theo người nhà bệnh nhân, hơn 2 năm qua, gia đình đưa bà c đi chữa trị ở rất nhiều nơi. ngày nào bệnh nhân cũng dùng Thu*c an thần, chống động kinh theo chỉ định của bác sĩ. khoảng 2 tháng nay, bệnh tiến triển nặng hơn, bà c co giật rồi hôn mê liên tục, có ngày lên cơn 3-4 lần. ngày 18-12-2020, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại bv đa khoa tp cần thơ. bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện lơ mơ, gọi không trả lời, co giật, yếu nửa người bên trái. bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nghi do xuất huyết não, động kinh, theo dõi hạ đường huyết.

Tuy nhiên, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não không ghi nhận tổn thương đặc hiệu. lúc này, bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ, co giật liên tục. sau khi loại trừ tổn thương thực thể của sọ não, bệnh nhân được chuyển đến khoa nội tiết để kiểm soát đường huyết do kết quả xét nghiệm đường máu rất thấp, chỉ 18mg%, so với chỉ số người bình thường là 80-120mg%. tại khoa nội tiết, các bác sĩ cho xét nghiệm, kết quả nồng độ insulin và c-peptid tăng cao. các bác sĩ tiếp tục chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cản quang phát hiện khối u vùng thân đuôi tụy kích thước 13mm x 20mm.

Trong thời gian nằm theo dõi và điều trị tại khoa nội tiết, mặc dù được truyền glucose ưu trương liên tục nhưng bệnh nhân vẫn thường xuyên có những cơn hạ đường huyết kèm theo co giật. qua hội chẩn liên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán bị khối u tụy tiết insulin (insulinoma) khá điển hình. các bác sĩ xác định, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết và gây co giật cho bệnh nhân. ngày 24-12-2020, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt thân và đuôi tụy qua nội soi. sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân cải thiện, các cơn hạ đường huyết không còn xảy ra.

Bs ckii la văn phú, trưởng khoa ngoại tổng hợp bv đa khoa tp cần thơ, cho biết: bệnh u tụy tiết insulin là bệnh lý hiếm gặp, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh. biểu hiện lâm sàng lúc đầu là dấu hiệu hạ đường huyết, bệnh nhân cảm giác đói bụng, thèm ăn liên tục. về sau, khi bệnh nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu glucose máu não biểu hiện bằng đau đầu, lú lẫn, rối loạn thị giác, động kinh, thay đổi nhân cách, nặng thì hôn mê và tăng tiết cathecholamin với biểu hiện mạch nhanh, run tay chân, vã mồ hôi, dễ bị kích thích. cả hai nhóm triệu chứng này nhanh chóng được cải thiện khi cho bệnh nhân uống nước đường hoặc truyền glucose ưu trương.

Chẩn đoán bệnh u tụy tiết insulin (Insulinoma) dựa vào các dấu hiệu lâm sàng trên, xét nghiệm đường huyết lúc đói thấp (thường < 40mg%), định lượng insulin và C-Peptid trong máu cao hơn bình thường, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng đa lát cắt và siêu âm qua nội soi giúp xác định khối u tụy. U tụy dạng insulinoma đa số là lành tính, khối u đơn độc và kích thước nhỏ (< 2cm), điều trị có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt tụy bán phần hoặc tiêm cồn vào khối u qua hướng dẫn của siêu âm nội soi, đốt sóng cao tần (RFA) hay làm tắc mạch máu nuôi khối u. Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, cắt tụy bán phần bằng phẫu thuật nội soi là phương pháp hiệu quả nhất, kết quả thường tốt, tỷ lệ tái phát thấp, đa số bệnh nhân khỏi bệnh và trở về cuộc sống bình thường.

BS La Văn Phú cho biết, nhờ sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, đây là trường hợp đầu tiên bệnh nhân bị khối u tụy tiết insunlin được chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật nội soi thành công tại BV. Kể từ khi phẫu thuật đến nay bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống bình thường, hết co giật, xét nghiệm đường huyết đã trở về bình thường. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Theo các nghiên cứu y khoa, u tụy tiết insulin (insulinoma) là dạng khối u rất hiếm gặp của tụy, chiếm tỷ lệ 1-4 phần triệu dân số. insulinoma là nguyên nhân chủ yếu của hạ đường huyết liên quan đến tăng insulin nội sinh. nếu u phát triển sớm ngay tuổi nhũ nhi trẻ sẽ bị hạ đường huyết kéo dài. đây là bệnh lý nội tiết nặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những cơn hạ đường huyết kéo dài sẽ làm tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục hệ thần kinh trung ương, gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế ở đứa trẻ sau này. nếu u phát triển ở người lớn, những cơn hạ đường huyết kéo dài, tái diễn cũng dẫn đến những tổn thương thần kinh không hồi phục do tổ chức não thiếu năng lượng cho hoạt động. một số trường hợp bệnh gây hạ đường huyết nặng, kéo dài nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn tới Tu vong.

THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nham-lan-dong-kinh-voi-co-giat-do-u-tuyen-tuy-hiem-gap-a128881.html)

Tin cùng nội dung

  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Piebaldism là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường liên quan đến khiếm khuyết trong việc di chuyển của tế bào melanoblasts từ mào thần kinh.
  • Chỉ nghe kể hiện trạng bệnh, không có đơn do BS kê, nhà Thuốc thôn vẫn bán Thuốc, uống xong, 30 phút trẻ lên cơn co giật, sùi bọt mép, phát ban da.
  • Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây Tu vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Ngày 29/7, Trưởng Khoa Phỏng BV Chợ Rẫy, BS Trần Đoàn Đạo, xác nhận sức khỏe nạn nhân Mai Văn Sang (SN 1991, quê Đồng Tháp) đang tiến triển tốt và sẽ được cắt lọc hoại tử trong tuần này.
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY