Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhận biết sớm bệnh loãng xương

Tôi là nữ giới 38 tuổi, gần đây tôi hay đau lưng, khi vung tay cũng thấy đau và cứng.

Tôi đọc thông tin thì thấy đó là một vài dấu hiệu loãng xương sớm. Mong được bác sĩ tư vấn nhận biết loãng xương sớm qua dấu hiệu nào?

       Lê Hà Linh (Bắc Ninh)

Loãng xương là hiện tượng suy giảm về mật độ xương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Thông thường loãng xương chỉ xảy ra ở tuổi 50, tuy nhiên hiện nay, một số yếu tố khiến tỷ lệ người bị loãng xương ở tuổi 30 đang gia tăng. Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới. Xương của phụ nữ nhỏ và mỏng hơn nam giới nên khi mất cùng một lượng xương thì mật độ xương của nữ giới sẽ giảm mạnh hơn từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương.

Trong giai đoạn đầu, khi xương bị mất, cơ thể không bị đau nhức hoặc có bất cứ các triệu chứng nào khác. Nhưng khi xương đã bị yếu do loãng xương, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như: đau lưng có thể là những cơn đau dữ dội do cột sống bị nứt hoặc bị sụm hoặc đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống. Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi... Chiều cao cơ thể dần thấp lại, dáng đi khòm lưng. Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng; thường bị nứt xương cột sống, xương cổ tay, xương hông hoặc xương ở các khu vực khác...

Bạn nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để biết rõ tình trạng sức khỏe và cách xử trí.  

BS. HOÀNG HẠNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-som-benh-loang-xuong-n188168.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh loãng xương

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay có nhiều người bị loãng xương cần điều trị bằng Thuốc. Song do phải điều trị lâu dài nên nhiều bệnh nhân đã tự ý dừng Thuốc, uống Thuốc không liên tục... nên bệnh không đỡ, thậm chí gặp nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Hiện nay có nhiều người bị loãng xương cần điều trị bằng Thuốc. Song do phải điều trị lâu dài nên nhiều bệnh nhân đã tự ý dừng Thuốc, uống Thuốc không liên tục... nên bệnh không đỡ, thậm chí gặp nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Loãng xương thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi, nhất là với phụ nữ. Loãng xương thường được gọi là một căn bệnh thầm lặng bởi vì nó thường tiến triển mà không có triệu chứng cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng bệnh đã trở nên nặng rồi.
  • Tôi 57 tuổi, đôi khi tôi bị đau nhức tay chân. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhức tay chân là do bị loãng xương. Xin hỏi, việc dùng corticoid có thể gây thêm bệnh không?
  • Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người có tuổi, là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống...
  • Ngoài việc chặn canxi không cho vào tế bào cơ trơn thành mạch, nó không ảnh hưởng gì tới việc dùng Thu*c hoặc ăn uống bổ sung canxi cho cơ thể phòng chống loãng xương
  • Nếu hút Thu*c, cùng với ăn hai hoặc nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày, sẽ thấy xuất hiện nguy cơ cao nhất đối với bệnh loãng xương
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY