Mắt hôm nay

Nháy mắt liên tục: Cơ thể cảnh báo bệnh gì?

Nháy mắt có thể là dấu hiệu cơ thể đang phát đi tín hiệu cảnh báo về một số bệnh tật bất ngờ.
Nháy mắt là hiện tượng mí mắt co giật do co thắt cơ dưới da. Nhiều người xem đây là hiện tượng bình thường hoặc do tâm linh. Tuy nhiên, đôi khi nháy mắt cũng là biểu hiện của một số bệnh khác. Ảnh: Wikihow.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, bạn bị nháy mắt khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh hoặc bị các bệnh về mắt. Hoặc một số bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh số 5, 7 cũng gây ra hiện tượng giật mắt. Ảnh: Warya Post.

Thiếu chất: Việc ăn uống không lành mạnh gây ra thiếu hụt magie hoặc vitamin D sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và mắt co giật để thể hiện điều trên. Bạn nên bổ sung chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu magie như rau bina, quả hạnh nhân, bột yến mạch và thực phẩm vitamin D từ trứng sữa, cá, dầu oliu để tránh tình trạng máy mắt. Ảnh: GenK.

Nghiến răng: Bệnh nghiến răng khi ngủ cũng khiến cho mắt đột nhiên nháy liên tục. Trong trường hợp này hãy chữa các bệnh về răng trước thì tật nháy mắt sẽ khỏi. Ảnh: Wikihow.

Khô mắt: Hiện tượng mắt co giật cũng có thể cánh báo mắt bạn bị khô do lão hóa, do ngồi máy tính nhiều hoặc dùng kính áp tròng, tác dụng phụ của Thu*c,… Ảnh: Naijapr.

Viêm giác mạc: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc tắc nghẽn tuyến dầu của mí cũng khiến cho mắt sưng, ngứa và giật mạnh. Bạn hãy chăm sóc mắt thường xuyên, tránh để bụi bẩn vào mắt có thể tránh được tình trạng này. Ảnh: WebMD.

Căng thẳng mệt mỏi: Hiện tượng mắt nháy hay co giật kéo dài trong nhiều ngày hoặc hàng tuần có thể báo hiệu bạn đang căng thẳng, áp lực và không thể ngủ ngon. Tình hình trở nên khả quan khi bạn có các biện pháp xả stress hay hoạt động giúp tâm trạng thoải mái hơn. Ảnh: Divashop.

Dùng chất kích thích: Nếu bạn thường uống rượu hoặc cà phê sẽ dẫn đến mắt bị co giật. Để tránh tình trạng này rất đơn giản, chỉ cần bạn hạn chế chất kích thích mỗi ngày và thay thế bằng các thức uống lành mạnh hơn. Ảnh: Pexels.

Rối loạn thần kinh: Đôi khi mắt co giật là dấu hiệu cảnh báo của chứng bệnh như hạ đường huyết, bệnh parkinson, hội chứng Tourette và rối loạn các chức năng thần kinh. Nếu còn đi kèm một số triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn nên đi khám và xin tư vấn bác sỹ ngay lập tức. Ảnh: Epilepsyu.
Theo Túc Mạch - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhay-mat-lien-tuc-co-the-canh-bao-benh-gi-n348997.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY