Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm hôm nay

Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

Các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ T*nh d*c để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c.

Sử dụng ma tuý bằng đường tiêm chích trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt. Ở Mỹ hiện nay có khoảng 300000 người hoặc nhiều hơn nữa tiêm chích đường tĩnh mạch, tập chung chủ yếu ở những thành phố lớn. Như vậy các bác sĩ và các bệnh viện ở thành phố và ngoại ô phải xử lý rất nhiều vấn đề - bao gồm cả nhiễm khuẩn có liên quan tới tiêm chích M* t*y.

Nhiễm khuẩn hay gặp với tần suất lớn ở những người tiêm chích ma tuý

Nhiễm khuẩn da do mất vệ sinh và sử dụng dụng cụ không vô khuẩn khi tiêm chích. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là tụ cầu vàng; tuy nhiên, liên cầu, vi khuẩn gram (-) đường ruột và vi khuẩn kỵ khí cũng có thể gây nhiễm khuẩn da. Viêm mô tế bào và các ổ áp xe dưới da là gặp nhiều nhất. Viêm cơ và hoại tử cân sẽ ít gặp hơn nhưng rất nặng.

Viêm gan rất hay gặp ở những người tiêm chích thường xuyên, được lây truyền bằng cả đường tĩnh mạch (virus viêm gan B, C, D) và đường tiêu hóa (đối với viêm gan A). Có thể bị viêm gan đồng thời do nhiều loại virus,

Viêm phổi hít do hít sặc và các biến chứng (như áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, áp xe não) là hậu quả của tình trạng rối loạn ý thức khi tiêm chích. Bệnh thường do hỗn hợp vi khuẩn yếm khí và ái khí có trong họng gây nên.

Bệnh lao cũng hay gặp ở những người tiêm chích và bị nhiễm HIV, đóng vai trò tích cực trong việc lây lan bệnh lao trong cộng đồng. Tỷ lệ bệnh tật và Tu vong ở những bệnh nhân nhiễm HIV bị lao tăng lên. Những bệnh nhân có biểu hiện điển hình trên phim phổi và những bệnh nhân có biểu hiện thâm nhiễm mà không đáp ứng với kháng sinh thì phải nghĩ đến khả năng bị nhiễm lao.

Tắc mạch phổi nhiễm khuẩn có thể do tắc tĩnh mạch hoặc viêm nội tâm mạc bên phải.

Các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ T*nh d*c để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Hay gặp nhất là giang mai, lậu và bệnh hạ cam.

AIDS chiếm tỷ lệ cao trong các đối tượng tiêm chích và bạn tình của họ, cũng như gái M*i d*m.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đổng hành với nhiễm HIV là viêm nội tâm mạc, có tiên lượng rất xấu ở những bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 dưới 200/µl.

Các bệnh nhiễm khuẩn hiếm gặp ở Mỹ

Uốn ván

Vào những năm 1950 và 1960, uốn ván rất hay gặp ở những người tiêm chích ma tuý, đặc biệt ở những người phụ nữ sử dụng ma tuý dưới da. Việc tiêm phòng uốn ván cho các đối tượng tiêm chích đã giảm số người mắc bệnh, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp được thông báo.

Sốt rét

Một số người nghiện mắc sốt rét trong vùng dịch tễ lưu hành ngoài nước Mỹ đã truyền bệnh cho người qua tiêm chích.

Bệnh nhiễm khuẩn Pseudomonas pseudomallei

Nhiễm khuẩn phổi mạn tính do Pseudomonas pseudomallei gây nên thỉnh thoảng gặp ở những bệnh nhân tiêm chích.

Cốt tủy viêm và viêm khớp nhiễm khuẩn

Cốt tủy viêm thường gặp ở các đốt sống, khớp ức - đòn và những vị trí khác do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường tiêm chích hoặc huyết tắc tĩnh mạch nhiễm khuẩn theo đường máu đến. Từ đau, sốt cho đến khi xuất hiện những thay đổi trên phim X quang là khoảng vài tuần. Tụ cầu, nhất là chủng kháng với methicillin là tác nhân gây bệnh hay gặp nhất, ngoài ra còn gặp các vi khuẩn khác như serratia, pseudomonas và một số khác gây bệnh xương, khớp ở những người nghiện chích ma tuý.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Các vi khuẩn như tụ cầu vàng, Candida (đặc biệt Candida parapsilus), Enterococcus faecalis, các liên cầu khác, vi khuẩn gram (-) (đặc biệt là các chủng pseudomonas và Serratia marcescens) thường gây viêm nội tâm mạc nhiễn khuẩn ở những người tiêm chích ma tuý.

Nửa tim phải thường hay bị tổn thương hơn nửa tim trái và hay gặp tổn thương nhiều van cùng lúc. Nếu có tổn thương tim phải và đặc biệt không có tiếng thổi thường ta phải nghĩ đến tắc động mạch phổi nhiễm khuẩn. Chẩn đoán phải dựa vào kết quả cấu máu. Điều trị, bao gồm cả điều trị theo kinh nghiệm.

Tiếp cận bệnh nhân

Vẫn đề hay gặp và khó khăn là điều trị những bệnh nhân nghiện chích có sốt. Nói chung, sau khi làm các xét nghiệm nuôi cấy cần thiết (máu, nước tiểu và đờm nếu như trên phim X quang phổi có biểu hiện bất thường) thì phải bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm. Nếu trên phim phổi có biểu hiện viêm phổi mắc tại cộng đồng (có đám mờ) thì điều trị viêm phổi cho bệnh nhân ngoại trú được bắt đầu bằng cephalosporin thế hệ 2 và 3 (có nhiều ý kiến cho rằng phải phối hợp thêm với erythromycin). Nếu trên phim phổi nghĩ đến tắc mạch nhiễm khuẩn (thâm nhiễm dạng nốt) thì phải điều trị như viêm nội tâm mạc ngay từ đầu, thường phối hợp nafcillin với gentamicin. Nếu nghi ngờ do liên cầu phải phối hợp với penicillin. Nếu trên phim phổi hoàn toàn bình thường và không tìm thấy các ổ nhiễm khuẩn khư trú thì phải nghĩ đến viêm nội tâm mạc. Trong lúc chờ đợi kết quả cấy máu, phải bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm bằng nafcillin và gentamicin (có thể phối hợp thêm ampicillin hoặc không cần). Nếu kết quả cấy máu ( ) với các loại vi khuẩn hay gây viêm nội tâm mạc ở những bệnh nhân nghiện chích thì phải nghĩ đến viêm nội tâm mạc và điều trị thích hợp. Nếu kết quả cấy máu ( ) với các loại vi khuẩn hiếm khi gây viêm nội tâm mạc thì phải xem xét kỹ các ổ nhiễm khuẩn trước đó. Những trường hợp này, siêu âm tim qua thực quản có thể giúp ích vì đã phát hiện được sùi van đến 90% trong khi các phương pháp chẩn đoán khác lại cho kết quả (-) đối với viêm nội tâm mạc. Nếu kết quả cấy máu (-) và bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh thì phải tiếp tục điều trị 7 - 14 ngày (kháng sinh đường uống có thể cho 1 lần nếu đáp ứng tốt). Mỗi bệnh nhân phải được khám xét cẩn thận để tìm ổ nhiễm khuẩn tiềm ẩn (tại hệ Sinh d*c tiết niệu, răng, xoang, túi mật v.v...).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/nhiem-khuan-o-nhung-nguoi-tiem-chich/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY