Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nhiễm khuẩn vì bôi Thuốc trị hăm hết hạn sử dụng

Chị đang lo lắng chưa biết xử trí thế nào vì mấy chỗ bị hăm ở bẹn, ở các ngấn tay, ngấn chân của con.
Cu Tí được tròn 8 tháng tuổi, trắng trẻo, bụ bẫm khiến ai trông cũng phải tấm tắc khen: mẹ nó tốt sữa, khéo nuôi. Riêng chỉ có chị Phương, mẹ cu Tí mấy hôm nay trông buồn hẳn. Chị đang lo lắng chưa biết xử trí thế nào vì mấy chỗ bị hăm ở bẹn, ở các ngấn tay, ngấn chân của con. Nó hăm đỏ ra mặc dù chị rất chú ý tới việc tắm rửa vệ sinh cho bé. Hàng xóm láng giềng sang chơi, rồi chị Hà bạn Phương có vẻ sốt ruột:

- Em phải mua Thuốc gì bôi cho cháu chứ, để thế này tội cho cu Tí.

- Em cũng chưa biết bôi Thuốc gì. Trước đây cháu Nam nhà chị có bị hăm như thế này bao giờ không?

- Có, để chị nhớ xem, hình như lúc ấy chị có mua týp kháng sinh về bôi, hiệu quả lắm. Để chị chạy về nhà tìm xem có còn không chị mang sang cho.

Nói rồi chị Hà chạy về nhà lục tìm trong hộp Thuốc gia đình. Một lúc sau chị hăm hở quay lại trên tay mang tới cho chị Phương:

- Em bôi ngay cho cháu đi, chỉ mai, ngày kia là khỏi thôi. Kem này còn có cả nghệ nữa nhé, mau lành lắm.

Bóp týp kháng sinh, lấy Thuốc ra tay chị Phương vạch từng ngấn chân, ngấn tay rồi bẹn của cu Tí ra bôi Thuốc và chờ đợi…

Ngày một, ngày hai sao không giống như lời chị Hà nói nhỉ- chị Phương băn khoăn - mặc dù ngày nào cứ tắm rửa, vệ sinh cho cu Tí xong là chị lại lấy Thuốc ra bôi, đáng lẽ ra vết hăm phải khô mới đúng chứ, đằng này lại càng đỏ, nặng hơn trước. Chị nghĩ:

- Hay là do mình để con bị hăm lâu rồi mới bôi Thuốc nên sẽ lâu khỏi hơn.

Nghĩ vậy chị lại kiên trì bôi Thuốc và chờ đợi. Đến một hôm vết thương của cu Tí không chỉ dừng lại ở hăm da nữa mà còn xuất hiện những mụn nhỏ, chợt loét làm cu Tí khó chịu, quấy khóc…

Thấy bệnh tình của con không ổn, chị đã khăn gói quần áo cho con đi bệnh viện. Khám xong cho cu Tí bác sĩ quay sang chị Phương hỏi:

- Chị đã bôi Thuốc gì cho cháu rồi?

- Mới đầu các ngấn của cháu bị đỏ lên, em có bôi kem kháng sinh cho cháu (vừa nói chị Phương vừa lục týp kem nghệ trong làn quần áo đưa cho bác sĩ). Nước mắt cô rơm rớm chảy.

- Không ngờ bây giờ cháu bị như thế này, có phải cháu bị dị ứng với Thuốc không thưa bác sĩ?

- Rất có thể cháu bị dị ứng với thành phần là kháng sinh erythromycin có trong Thuốc này. Hơn nữa chị nhìn kỹ xem, týp Thuốc đã hạn sử dụng">hết hạn sử dụng đã hơn năm nay, bao bì đựng Thuốc cũ nát, Thuốc bên trong đã chuyển màu. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng không chỉ là dị ứng mà còn nhiễm khuẩn nữa cho cháu bé. Chị cần dừng ngay và vứt bỏ týp Thuốc này.

Được bác sĩ khám bệnh kê đơn chị Phương đã mua đúng Thuốc bôi cho cu Tí, sau đó mấy ngày thì vết thương lành lại.

Hồng Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhiem-khuan-vi-boi-thuoc-tri-ham-het-han-su-dung-14017.html)

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY