Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhiệt độ giảm sâu, phòng và xử trí trẻ mắc viêm đường hô hấp như thế nào?

Những ngày gần đây, miền Bắc bắt đầu bước vào đợt rét đậm với mức nhiệt giảm sâu đột ngột so với những ngày trước đó, đây là kiểu thời tiết thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Do đó, việc phòng và xử lý bệnh đúng cách là điều cần thiết.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (who), hằng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới Tu vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi. trong đó đáng chú ý hơn, trẻ dưới 5 tuổi có thể bịviêm đường hô hấpcấp 4-6 lần trong 1 năm. điều này không chỉ ảnh hưởng tới chính sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của nhiều bậc phụ huynh.

Viêm đường hô hấp ở trẻ (VĐHH)

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi được xác định nguyên nhân hầu hết đều do nhiễm virus, tuy nhiên thường là những loại virus lành tính. trong đó một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (rsv), virus cúm, virus sởi, adenovirus (còn gọi là virus hạch), enterovirus,…

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp có liên quan tới yếu tố cơ địa và môi trường như khói bụi, khói Thu*c lá và sự thay đổi thất thường của thời tiết.

Khi bịviêm đường hô hấpcấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị nhưng không dứt điểm, bệnh rất dễ có nguy cơ trở thành mạn tính.

Nhiệt độ giảm sâu, phòng và xử trí trẻ mắc viêm đường hô hấp như thế nào? - Ảnh 1.

Khi bị viêm đường hô hấp cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị nhưng không dứt điểm, bệnh rất dễ có nguy cơ trở thành mạn tính. (Ảnh: Internet)

Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ

Các biểu hiện lâm sàng thường rất đa dạng ở nhiều mức độ khác nhau. một số triệu chứng cụ thể như: ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, sau đó khi diễn biến bệnh nặng hơn có thể xuất hiện thêm triệu chứng nhìn thấy được bằng mắt thường như lồng ngực bị rút lõm trong khi trẻ thở vào, tím tái… lúc này, nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, co giật, thậm chí gây Tu vong.

Những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ phụ thuộc vào vị trí, tác nhân gây bệnh, cơ địa và độ tuổi của trẻ, bao gồm: viêm mũi họng do virus, viêm mũi xoang cấp, viêm họng cấp, viêm amidan, viêm va, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi.

Cách xử trí khi trẻ mắc viêm đường hô hấp

Không phải cứ trẻ bị viêm đường hô hấp là bố mẹ cho con dùng Thu*c kháng sinh hoặc nhập viện điều trị nội trú. tuy nhiên, cũng không phải mọi trường hợp mắcviêm đường hô hấpđều có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà.

Lúc này, việc đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh là điều cần thiết. trong đó, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định theo dõi, chăm sóc tại nhà. các biện pháp điều trị được khuyến khích bao gồm: sử dụng các loại Thu*c ho an toàn và có sẵn như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong… ngoài ra có thể dùng Thu*c hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt cao (>38,5 độ c).

Nhiệt độ giảm sâu, phòng và xử trí trẻ mắc viêm đường hô hấp như thế nào? - Ảnh 2.

Việc đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh là điều cần thiết khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như: ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài... (Ảnh: Internet)

Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn ở mức độ vừa:

Trẻ có biểu hiện thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng hay biến chứng.

Biện pháp điều trị: Dùng Thu*c kháng sinh, tuy nhiên chỉ cần cho trẻ uống liều Thu*c đầu tiên tại các cơ sở y tế, sau đó hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống Thu*c và chăm sóc trẻ, tái khám sau 2 ngày.

Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng:

Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, thở rít kèm theo co giật, bỏ bú, ngủ li bì,…

Biện pháp điều trị: Các trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ phương tiện tốt để điều trị kịp thời cho trẻ.

Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp khi trời chuyển lạnh

Nhiệt độ giảm sâu, phòng và xử trí trẻ mắc viêm đường hô hấp như thế nào? - Ảnh 3.

Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi không cần thiết, nếu bắt buộc phải đi cần tăng cường ủ ấm cơ thể cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Một số biện pháp hữu hiệu để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ được khuyến cáo như sau:

Các bậc phụ huynh nên tăng cường ủ ấm cơ thể cho trẻ, đồng thời nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.

Cho trẻ uống đủ nước: Đây là điều đặc biệt quan trọng vì khi cơ thể được bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các loại Thu*c bổ, vitamin cần thiết để ngăn ngừa cúm và các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu,… Ngoài ra nên cho trẻ ăn những món giàu dinh dưỡng như: cá, rau củ quả…

Đồng thời, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: sốt, ho, sổ mũi nhiều cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh về điều trị cho trẻ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/nhiet-do-giam-sau-phong-va-xu-tri-tre-mac-viem-duong-ho-hap-nhu-the-nao-41202016128047701.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhiet-do-giam-sau-phong-va-xu-tri-tre-mac-viem-duong-ho-hap-nhu-the-nao/20201216041543580)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY