Hô hấp hôm nay

Nhiều bà mẹ chưa biết chăm con bị hen

Ngày càng có nhiều trẻ dưới 6 tuổi được chẩn đoán bị hen. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1/3 các bà mẹ được hỏi biết các dấu hiệu khởi phát bệnh, thậm chí nhiều người không biết xịt Thu*c đúng cách.

Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong những năm gần đây số trẻ mắc hen tăng lên rõ do môi trường sống, không khí thay đổi, đô thị hóa nhanh, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, ô nhiễm khói, bụi... Không những thế, ngày nay trẻ ít tiếp xúc với thiên nhiên nên tỷ lệ bị hen cũng tăng lên. Việc thay đổi lối sống, ăn nhiều thức ăn nhanh cũng khiến tỷ lệ dị ứng tăng lên, mà hen là một loại bệnh dị ứng. 

Hen phế quản là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ phải nghỉ học và hạn chế hoạt động thể lực hằng ngày. Bệnh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là nguyên nhân Tu vong khi lên cơn ác tính. Ngay nay với nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị dự phòng nên bệnh có thể kiểm soát được. 

Với trẻ bị hen, cha mẹ cần đưa đi tái khám đúng định kỳ dù không có biểu hiện bệnh. Ảnh minh họa: Minh Thùy.

Thực tế tỷ lệ trẻ bị hen, đặc biệt dưới 6 tuổi, phải nhập viện vẫn cao. Ở độ tuổi này sự chăm sóc của trẻ phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh. 

Một nghiên cứu mới đây của tập thể điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương trên 50 bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị hen tại khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp đã cho thấy điều đó.

Cụ thể, không có bà mẹ nào đạt mức tốt cả ở phần kiến thức và kỹ năng thực hành. 64% số bà mẹ được hỏi đạt mức kém ở phần kiến thức và 56% ở phần kỹ năng.

Nhiều người biết hen là bệnh mãn tính, nhưng chưa đến một nửa biết yếu tố nguy cơ gây bệnh, thậm chí chỉ khoảng 1/3 biết các dấu hiệu khởi phát cơn hen. Nhiều người chưa đánh giá đúng tình trạng nặng của trẻ để đi khám cấp cứu kịp thời. 

Điều đáng nói, cũng theo nghiên cứu này thì chỉ có 38% các bà mẹ đưa con đi tái khám đúng hẹn. Điều này cho thấy, sự tuân thủ tái khám theo đúng hẹn bác sĩ của gia đình bệnh nhân còn chưa thật tốt, dẫn đến việc kiểm soát bệnh không hiệu quả, thậm chí bỏ điều trị. 

Ngoài ra, chỉ có hơn 40% bà mẹ biết cách xịt Thu*c qua bình đệm đúng cách, 34% biết vệ sinh miệng cho trẻ sau khi xịt dự phòng. Điều này sẽ gây nên tình trạng phí Thu*c, tăng tác dụng phụ và hiệu quả kém sẽ làm gia đình bệnh nhân chán nản. 

Đáng chú ý, các bà mẹ thường có xu hướng chỉ sử dụng Thu*c cắt cơn hen mà không chú ý tới việc sử dụng Thu*c điều trị dự phòng hằng ngày. Trong khi đó, cơ chế trong hen là tình trạng viêm mãn tính đường thở nên vấn đề điều trị dự phòng là cần thiết. Việc dự phòng không đúng, người bệnh có thể lên cơn hen nguy kịch đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Những trẻ không tuân thủ việc dùng Thu*c dự phòng khi lên cơn cấp thường rất nặng và kéo dài thời gian điều trị hơn so với trẻ được dự phòng đầy đủ.

Hen là bệnh do viêm mãn tính đường hô hấp. 4 triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khò khè, nặng ngực, tức ngực và thở ngắn hơi. Các cơn hen thường xảy ra khi có các yếu tố kích thích, hay xảy ra vào ban đêm và gần sáng, do thay đổi thời tiết, hít phải dị nguyên.

Theo các chuyên gia, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa. Bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào. 

Để giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng Thu*c, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Quan trọng là người bệnh phải tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn như: phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm mốc, khói Thu*c, tránh dùng các thức ăn hoặc Thu*c gây dị ứng, phòng tránh và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp…

Phương Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nhieu-ba-me-chua-biet-cham-con-bi-hen-2447091.html)

Tin cùng nội dung

  • Lượng sữa tiết ra nhiều hay ít không phải hoàn toàn phụ thuộc vào ăn nhiều mà quan trọng nhất là bà mẹ phải cho con bú thường xuyên và bú đúng cách, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.
  • Lâu nay các bà mẹ cứ nghĩ cho con ăn thức ăn có nhiều protein là tốt, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu làm ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao của con trẻ...
  • Các nhà khoa học Anh quốc tin rằng sự khác biệt trong vận động của khuôn mặt bào thai có thể chỉ ra sự nguy hiểm do việc hút Thuốc lá của bà mẹ trong lúc mang thai.
  • Donna Simpson, 44 tuổi, sống tại Old Bridge, New Jersey (Mỹ), cao 1,6m, hiện cân nặng 275kg, nhưng nay bà còn muốn tăng cân lên 460kg.
  • Tôi tự hỏi vì sao các ông bố có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ đến thế, khiến nhiều lúc các bà mẹ cảm thấy bị bỏ mặc với sự lục đục của con và luôn mệt mỏi vì thiếu ngủ.
  • Các ông bố tinh quái thú nhận rằng khi con khóc, họ chỉ cần nằm yên, mắt nhắm tịt giả vờ ngủ là các bà vợ sẽ tự hiểu việc thức dậy dỗ con là của mình.
  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Những bà mẹ bị béo phì trong khi mang thai có khả năng sinh ra trẻ bị hen cao hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường khi mang thai.
  • Phụ nữ bị hen phế quản khi mang thai có thể gặp một số biến chứng trong thai kỳ như: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân,… Tuy nhiên nếu được kiểm soát tốt sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng và vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
  • Sinh mổ hiện nay, chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng số sinh. Đây là những trường hợp giúp cho các bà mẹ “vượt cạn” thành công khi khả năng sinh thường thất bại hoặc có nhiều tai biến khi phải sinh thường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY