Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhiều người lớn nhập viện do bệnh sởi, lo ngại nguy cơ bùng phát dịch

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, trong thời gian gần đây số ca mắc sởi ở người lớn đang có xu hướng tăng lên tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi tháng có khoảng chục trường hợp. Nguy hiểm là nhiều người không biết mình bị mắc sởi, nhất là trên những bệnh nhân có sẵn bệnh khác như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc phụ nữ có thai.

Nhiều người mắc sởi do không được tiêm phòng

Theo pgs. ts đỗ duy cường, thời gian gần đây, số các bệnh nhân đến khám tại các khoa khám bệnh ở bệnh viện bạch mai, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh sởi gia tăng. riêng tại khoa truyền nhiễm, bv bạch mai từ năm 2018 đến nay điều trị cho khoảng 50 trường hợp mắc bệnh sởi, nhưng 3 tháng trở lại đây, số ca nhập viện do sởi có xu hướng tăng lên. theo số liệu thống kê của viện vệ sinh dịch tễ trung ương , số mắc và nghi sởi năm 2018 là 5100 trường hợp, tăng mạnh so với năm 2017. trong những tuần đầu tiên của năm 2019, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục tăng, nguy cơ dịch sởi có thể xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm, pgs cường cho hay.

Hiện Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai hàng ngày vẫn tiếp nhận bệnh nhân mắc sởi và đang điều trị cho 6 trường hợp sởi có biến chứng, trong đó có một số phụ nữ đang mang thai. Hầu hết bệnh nhân đều không được tiêm phòng, nhất là những phụ nữ mang thai không chủ động tiêm phòng sởi trước khi có thai.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai

Chị nguyễn t.t.h (30 tuổi ở sơn tây, hà nội) đang mang thai ở tuần thứ 24 cho biết , chị bị sốt cao 2 ngày, đi khám thì được chuyển sang bv bạch mai và được bác sĩ chẩn đoán mắc sởi. anh phùng văn đức, chồng bệnh nhân h. cho biết, khi nhập viện, vợ anh bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban ở mặt và người. dù biết bệnh sởi có thể phòng được bằng vaccine nhưng trước khi mang thai chị h. “quên” tiêm vaccine phòng bệnh. pgs cường cho biết, trường hợp này bắt đầu xuất hiện biến chứng viêm phế quản, nên phải được theo dõi tại bệnh viện.

Bệnh nhân Nguyễn T. T (37 tuổi ở Hà Nội) cho biết, chị là một nhân viên y tế đang làm việc tại một bệnh viện ở Hà Nội. Trước khi nhập viện, gia đình và người nhà chị T. không có ai mắc sởi, nên chị nghi mình bị nhiễm sởi do tiếp xúc với bệnh nhân tại bệnh viện. Chị T cho hay, chị chỉ có các triệu chứng ho, sốt cao thông thường, sau đó xuất hiện các nốt phát ban trên mặt và người , đi khám mới biết mình đã mắc sởi. Điều đáng nói là chị T cũng không tiêm phòng sởi.

Thai phụ NTTH mắc sởi đang được PGS TS Đỗ Duy Cường khám bệnh

Nguy cơ dịch bệnh sởi rình rập trước và sau Tết

PGS TS Đỗ Duy Cường cho rằng, mùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus sinh sôi và phát triển, trong đó có virus gây bệnh sởi. Hiện không chỉ có sởi mà nhiều dịch bệnh như cúm, thủy đậu, quai bị … cũng xuất hiện trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay.

Đối tượng có nguy cơ mắc sởi là những người có tiếp xúc với nguồn lây, phụ nữ mắc sởi nhiều hơn nam giới, chủ yếu phụ nữ trong độ tuổi từ 25-40 tuổi. nguy hiểm là nhiều người mắc sởi mà không biết. có những trường hợp đi khám bị chẩn đoán nhầm là dị ứng Thu*c, sốt phát ban, rubella… hoặc nhiều người dân cho rằng đây là bệnh của trẻ con và người lớn không mắc sởi, nên không có các biện pháp phòng bệnh.

Pgs cường cho biết, dù có nguy cơ thành dịch nhưng sởi là bệnh lành tính, đa số các trường hợp không có biến chứng, có khoảng 90-95% trường hợp bệnh sẽ tự khỏi. tuy nhiên một số trường hợp xuất hiện biến chứng rất nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm gan, viêm não…. phụ nữ mang thai nhiễm sởi có nguy cơ sảy thai, đẻ non.

Trong điều trị bệnh sởi ở người lớn, các bác sĩ cho biết nguyên tắc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, kết hợp với vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, theo dõi biến chứng của người bệnh. pgs cường lưu ý, người mắc bệnh sởi không nên bôi các loại Thu*c lên da. người dân còn có quan niệm bệnh sởi phải kiêng tắm rửa là hoàn toàn không đúng, nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm, pgs cường nói.

Pgs cường cho biết, để phòng lây nhiễm sởi ra cộng đồng, cần cách ly bệnh nhân mắc sởi bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. cách phòng bệnh sởi tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh, nhất là đối tượng trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên được tiêm đúng lịch, đủ liều.

TS. BS Lê Xuân Luật, Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, với trẻ nhỏ có mẹ đã tiêm phòng sởi trước khi mang thai, nên tiêm phòng sởi lúc 9 tháng tuổi. Tuy nhiên với trẻ sinh ra từ mẹ không được tiêm phòng sởi 3 tháng trước khi có thai có thể cân nhắc tiêm phòng sởi cho trẻ khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc tiêm phòng sởi cho trẻ 6 tháng hoặc 9 tháng tuổi đều đảm bảo an toàn cho bé.

Triệu chứng của người mắc bệnh sởi bao gồm:- Sốt cao, sau đó phát ban ở các vị trí sau tai, sau gáy, mặt, cổ, ngực, tay chân.- Sau 3-5 ngày bị sốt người bệnh nổi ban toàn thân giống như rắc kê, đặc biệt không bị ngứa.- Bệnh nhân có kèm theo có dấu hiệu viêm long như ho, chảy nước mắt, nước mũi.- Ở trẻ em có thể kèm theo tiêu chảy.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhieu-nguoi-lon-nhap-vien-do-benh-soi-lo-ngai-nguy-co-bung-phat-dich-n152606.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY