HT.Thích Trí Tâm nguyên Hiệu trưởng và chư tôn đức Giáo thọ Trường TCPH |
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn khiêm tốn, nhưng với nỗ lực vì sự nghiệp giáo dục tăng ni nên Hòa thượng Hiệu trưởng và tập thể Ban Giám hiệu nhà trường đã nỗ lực để hoàn thành trọng trách người lái đò thầm lặng cho bao thế hệ tăng ni sinh được chắp cánh, thực hiện những ước mơ và hoài bão vượt khỏi bến mê quay về bờ giác…
Trường Trung cấp Phật Học Khánh Hòa |
1.1. Trước hết là cơ sở vật chất: Bởi vì cơ sở vật chất là tiền đề dẫn đến thành công. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cơ sở vật chất để tăng sinh cộng trú trong tinh thần lục hòa cộng trụ tuy có nhưng còn quá khiêm tốn. Khoảng không gian sinh hoạt, thể dục thể thao, thư giãn giữa các giờ học, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thật khiêm nhường nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy của giáo thọ và phát triển tư duy của tăng ni sinh.
2.1. Tiếp theo là con người: Điều đáng quan tâm nhất đối với sự nghiệp giáo dục là người Thầy. Dù sách giáo khoa có tốt, nội dung có hay nhưng phương pháp lên lớp của giáo thọ chưa thu hút tăng ni sinh thì đó là điều cần suy ngẫm. Dù khoa học có tiến bộ, máy móc có hiện đại nhưng giáo dục vẫn phải cần người giáo thọ có tâm và có tầm. Bởi vì nếu người Thầy Thu*c nhầm hại một mạng người. Nhưng người Thầy giáo nhầm hại cả một thế hệ.
3.1. Nói về người học: Tăng, ni sinh tuyển vào Trung cấp Phật học là đúng đối tượng, có mục đích, lý tưởng, có ý thức phấn đấu. Tuy nhiên vẫn còn những hạt sạn nhỏ về chất lượng đầu vào do những mối quan hệ xã hội, nể nang, vì thế chất lượng tăng ni sinh không đồng đều, trong một lớp có khá nhiều trình độ, điều này cũng ảnh hưởng đến sản phẩm đào tạo.
Nhìn lại những thành tựu đạt được của Trường TCPH Khánh Hòa trong 25 năm qua chúng ta có thể tự hào, trong hoàn cảnh và thực trạng, như trên, nhưng có thể nói tăng ni sinh Trường TCPH Khánh Hòa khi ra trường thi vào Học viện, theo học các cấp cao hơn có thể là một trong những đơn vị lá cờ đầu trong hệ thống giáo dục đào tạo Phật học. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật giáo Khánh Hòa đã phát huy thế mạnh truyền thống từ Phật Học Viện Hải Đức ngày xưa, cái nôi đào tạo tăng tài cho cả nước. Tăng, ni sinh Trường TCPH Khánh Hòa qua 6 khóa đào tạo đến nay đã có những vị tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ, hoặc đang đảm đương các chức trách như thường trực BTS GHPGVN tỉnh, giảng viên các Học viện, thành viên Ban Giám hiệu Trường TCPH, nhiều vị là Giáo thọ là trụ trì các Tự viện…
Từ việc những năm đầu nhà trường phải học tạm tại Tổ đình Nghĩa Phương, tăng sinh ở tạm tại chùa Linh Sơn Pháp Bảo cho đến khi chuyển về địa chỉ mới Trường TCPH Khánh Hòa số 20, đường 23/10, Phường Phương Sơn, Tp.Nha Trang như hiện nay là cả một nỗ lực rất đáng trân trọng dưới sự lãnh đạo, điều hành của BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa và đặc biệt là nhị vị Hiệu trưởng tập thể Ban Giám hiệu và sự nhiệt tình giảng dạy của giáo thọ cùng sự phấn đấu học tập của tăng ni sinh các khóa, sự hỗ trợ liên tục có hiệu quả của các nhà tài trợ…
Lễ Tốt nghiệp và cấp phát Bằng |
1.2. Để đáp ứng phát triển cơ sở vật chất của Trường TCPH Khánh Hòa xin tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trường TCPH Khánh Hòa được sử dụng cơ sở hiện nay của Trường THCS Phan Sào Nam mà trước đây là Trường Trung học Bồ Đề nhằm tạo môi trường sư phạm dể trường ra trường, lớp ra lớp…
2.2. Mở rộng đội ngũ làm công tác giáo dục Phật giáo. Hiện nay, giáo thọ Trường TCPH Khánh Hòa đa số là tăng, ni. Điều này là đúng, vì lớp người đi trước rất cần tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thế nhưng đội ngũ giáo thọ phải là người có tài và có đức. Vì đây là nhà trường đào tạo tăng tài những con người làm nhiệm vụ hoằng dương đạo pháp tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.
Giáo thọ không kể là xuất gia hay tại gia, một khi đã tin vào chân lý của những giá trị triết lý đạo đức của đạo Phật và sống theo đúng những giá trị đó, đều có thể trở thành những nhà giáo dục Phật giáo…
Ngược dòng lịch sử, Trần Thái Tông, một ông vua phật tử của đời Trần, đã viết trong Khóa Hư Lục rằng: “Mặc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt xuất gia tại gia, bất câu tăng tục, chỉ yếu biện tâm, bổn vô nam nữ, hà tu trước tướng”. (Không phân biệt là sống giữa đời hay sống ẩn dật trong rừng núi, không phân biệt là người tại gia hay xuất gia. Tăng hay tục chỉ cốt biện tâm. Vốn không nam nữ, sao lại còn chấp tướng?)
Có thể nói đạo ý bình đẳng của Phật không có phân biệt đối đãi xuất gia và tại gia, nam và nữ, già và trẻ. Tất cả mọi người đều có mầm giác ngộ sẵn có ở trong mình, tức Phật tánh, cho nên đều có thể thành Phật. Đạo lý bình đẳng này thấy rõ trong Kinh Đại Thừa như Kinh Duy Ma Cật, Kinh Thắng Man đã được dịch ra tiếng Việt. Duy Ma Cật là một Trưởng lão có gia đình, nhưng trình độ giác ngộ của ông ngang với Bồ Tát Văn Thù. Phu nhân Thắng Ma cũng có một vị trí cao tương tự. Trong Kinh Pháp Hoa ở phẩm 26, một Long Nữ mới 8 tuổi, nhờ nghe Ngài Văn Thù thuyết pháp mà trở thành Đại Bồ Tát, và trong nháy mắt dùng thần thông biến ngay thành nam giới rồi thành Phật.
Phật giáo Việt Nam đã từng có Ni sư Diệu Nhân đời Lý là một Thiền sư nổi tiếng thuộc dòng Thiền Tỳ Ny Đa Lưu Chi, có Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đều là những cư sĩ và là nhà Phật học xuất sắc đời Trần. Học trò của hai vị này gồm cả Tăng sĩ và cư sĩ. Một học trò xuất sắc của Tuệ Trung chính là Trần Nhân Tông, là Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Một học trò thứ hai của Tuệ Trung là Pháp Loa, là vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm và là người đứng ra san định bản thảo Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, đã được cư sĩ Trúc Thiên dịch ra Việt văn. Trong thời hiện đại, chúng ta có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, là một nhà Phật học lớn, nhiều tăng sĩ vốn là học trò của ông, nay giữ nhiều vị trí Giáo phẩm lãnh đạo của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Ở các nước Phật giáo nào cũng vậy, cư sĩ bao giờ cũng chiếm số đông, lại là người có kiến thức phổ thông khá rộng, nếu họ có thêm kiến thức nội điển thì cư sĩ sẽ trở thành những nhà giáo dục Phật giáo rất tốt, rất có hiệu quả. Như thế, cần mở rộng vòng tay, thân thiện, thu hút rộng rãi cư sĩ vào đội ngũ giáo dục Phật giáo. Đó là một trong những biện pháp cơ bản để rút ngắn khoảng cách giữa đạo Phật truyền thống và đạo Phật trong thực tế, trong đời sống hiện nay.
HT.Thích Minh Thông Hiệu trưởng Trường TCPH Khánh Hòa trao Bằng và phần thưởng |
Thời đại hiện nay là thời đại của khoa học. Phương pháp giáo dục Phật giáo, nếu đi ngược lại tinh thần khoa học, nhất định sẽ kém hiệu quả, thậm chí đem lại hậu quả ngược với ý muốn. Nghĩa là tuyên truyền đạo Phật mà trở lại phản tuyên truyền đạo Phật.
Nhà bác học Einstein nói: “Tôn giáo mà không có khoa học sẽ là tôn giáo mù, khoa học mà không có tôn giáo thì sẽ là khoa học què”.
4.2. Hãy áp dung phượng pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Giáo thọ cần biết người học cần gì, nên phải giảng dạy như thế nào. Không nên xem người học như cái bình chứa, giáo thọ cứ đổ vào mà không cần biết tăng ni sinh có tiệp nhận, tiêu hóa được không? Hãy để cho tăng ni sinh được học, được khám phá và tích cực tiếp thu kiến thức mới, đừng bắt tăng, ni sinh bị học…
Hiện nay, việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam đang là điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người - từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các trường đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp…
Theo các nhà nghiên cứu phương pháp giáo dục, hiện nay chưa có một phương pháp giảng dạy hiện đại nào là vạn năng, do đó, xin đề xuất một phương pháp giảng dạy có thể áp dụng trong trường Trung cấp Phật học là Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp hiện đại khác như phương pháp làm việc nhóm, nêu vấn đề, phương pháp sử dụng tình huống và điều quan trọng nhất của giáo thọ là xin hãy giảng dạy tăng, ni sinh bằng tất cả trái tim của mình…
Tăng, ni sinh hân hoan tham dự lễ Tốt nghiệp và nhận bằng Trung cấp Phật học |
Nói tóm lại, Giáo dục Phật giáo khởi xuất từ lúc đức Thế Tôn sau khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, Ngài liền nghĩ đến việc đem giáo lý của Ngài vừa chứng được, truyền bá cho chúng sinh. Đức Phật đã truyền đạt pháp Tứ Diệu Đế cho năm anh em Kiều Trần Như tại Lộc Uyển. Trải qua trên hai ngàn năm trăm năm, các thế hệ Phật giáo kế thừa luôn luôn làm nhiệm vụ tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Nhờ đó Phật giáo đã cung ứng cho xã hội và nhân loại những bậc chân đức vị tha lấy đức từ bi làm nền tảng và trí tuệ làm đuốc soi với trái tim cháy bỏng yêu thương. Từ đó, cho ta thấy giáo dục Phật giáo không chỉ sản sinh những con người có khối óc mà có cả trái tim. Theo Platon, giáo dục Phật giáo là con đường đưa con người đến một viễn cảnh của sự toàn chân, thiện mỹ. Thực hiện lời dạy của đức Phật. “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Đức Phó Pháp chủ - Trưởng BTS GHPGVN Khánh Hòa thăm Trường TCPH |
Trí Bửu, tháng 9/2015.