Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Nhộng – Món ăn bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Dị ứng nhộng khiến da bị nổi mẩn ngứa ngáy và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Cách sơ cứu tại chỗ và điều trị khi bị dị ứng với thực phẩm này như sau

mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nhộng lại tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng rất cao. người bị dị ứng nhộng thường có biểu hiện nổi phát ban ngứa, viêm da, mệt mỏi, đỏ bừng mặt, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhộng là món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. theo nghiên cứu, cứ ăn 100g nhộng có thể cung cấp cho cơ thể 206 kcal, 13g protid và 6,5g lipid cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin a, b, c, k, canxi, muối khoáng. đặc biệt, lượng protein trong nhộng còn nhiều hơn cả trứng gà và là thứ đạm rất dễ tiêu hóa.

Trong y học cổ truyền, nhộng tằm còn được sử làm vị Thu*c với tên gọi là tàm dũng. Nó có vị ngọt, hơi mặn, tính bình giúp nhuận tràng, bồi bổ cơ thể.

Mặc dù rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được nhộng. thực tế có không ít trường hợp bị dị ứng sau khi ăn nhộng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây dị ứng nhộng

Hiện tượng dị ứng nhộng xảy ra khi hệ miễn dịch bị quá mẫn với một trong các chất có trong nhộng, nhất là protein. phản ứng dị ứng có thể bùng phát khi hệ miễn dịch nhầm lẫn thành phần trong nhộng là chất có hại có hại nên chống lại bằng cách sản xuất nhiều tế bào bạch cầu lympho b và kháng thể ige. quá trình này vô tình giải phóng nhiều histamin dẫn đến dị ứng, viêm ngứa ngoài da và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó, việc bảo quản, chế biến nhộng không đúng cách có thể sản sinh ra nhiều độc tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng với nhộng.

Những trường hợp dễ bị dị ứng nhộng

Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng với nhộng tằm. tuy nhiên nhóm đối tượng dưới đây là có nguy cơ cao nhất:

    Trẻ sơ sinh và trẻ em

Triệu chứng dị ứng nhộng

Các dấu hiệu dị ứng nhộng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn, sau vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày kể từ khi ăn nhộng. tùy thuộc vào số lượng nhộng ăn và cơ địa của mỗi người mà sẽ có phản ứng dị ứng nhanh hay chậm.

Thông thường, người bị dị ứng nhộng có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:

    Xuất hiện các nốt sẩn hoặc phát ban nổi rõ trên bề mặt da
    Thở khó, khi thở có tiếng khò khè nếu dị ứng nhộng gây viêm đường hô hấp.

Dị ứng nhộng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Việc tiến hành thăm khám bác sĩ và điều trị là cần thiết nếu bạn có những biểu hiện dị ứng nặng với nhộng, ngứa ngáy dữ dội trên diện rộng cản trở đến công việc cũng như giấc ngủ.

Hiếm khi một cá nhân bị dị ứng nhộng nghiêm trọng tới mức bị sốc phản vệ. đây là một triệu chứng nguy hiểm, có thể gây Tu vong nếu không được cấp cứu kịp thời. vì vậy, bạn nên đề phòng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bị sốc phản vệ sau khi ăn nhộng, bạn nên gọi trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người nhà đưa tới bệnh viện ngay:

    Tắc nghẽn cổ họng

Cách chẩn đoán dị ứng nhộng

Các triệu chứng dị ứng nhộng có thể bị nhầm lẫn với chứng ngứa da thông thường hoặc các vấn đề y tế khác có liên quan đến dị ứng. vì vậy, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng ngoài da, trao đổi về tiền sử dị ứng, các triệu chứng đang gặp phải và chế độ ăn trước đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.

    Xét nghiệm máu:

Kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích đo lượng kháng thể ige trong máu. hàm lượng ige đặc hiệu tăng chứng tỏ bạn bị dị ứng với nhộng.

    Kiểm tra phản ứng da ( Kiểm tra chích da )

Xét nghiệm này thường cho kết quả trong vòng 15 – 30 phút. bác sĩ sử dụng một cái kim tiêm chích nhẹ vào da ở cẳng tay và nhỏ giọt dung dịch chứa chất nghi ngờ gây dị ứng trong nhộng vào. nếu có vết đỏ xuất hiện ở khu vực tiếp xúc thì xét nghiệm cho kết quả dương tính, tức bạn bị dị ứng với nhộng tằm.

Cách điều trị dị ứng nhộng

Khi có biểu hiện dị ứng nhộng, trước hết bạn nên ngưng sử dụng thực phẩm này ngay và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn trong tương lai. sau đó tiến hành sơ cứu tại chỗ và lựa chọn phương pháp điều trị tùy theo mức độ dị ứng nặng hay nhẹ.

1. Sơ cứu tại chỗ khi bị dị ứng nhộng

Để ngăn không cho tình trạng dị ứng nhộng thêm nghiêm trọng, có thể áp dụng những cách sau:

    Gây nôn: Sử dụng tay hoặc một cái thìa nhỏ đè ngay phía cuống lưỡi để kích thích gây nôn, đẩy hết lượng thức ăn đã sử dụng ra ngoài.

2. Chữa dị ứng nhộng bằng Thu*c Tây

Trường hợp bị dị ứng nhộng ở mức trung bình đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định các Thu*c dưới đây để cải thiện triệu chứng dị ứng:

– Thu*c kháng histamin 

Loại Thu*c này có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa ngáy nổi mẩn trên da. Bạn có thể được đề nghị sử dụng Thu*c kháng histamin dạng uống, nhỏ mắt hay Thu*c bôi ngoài da tùy theo khu vực bị ảnh hưởng. Thông dụng nhất là các Thu*c sau:

    Clorpheniramin Meleat: Đây là Thu*c kháng histamin thế hệ 1. Clorpheniramin Maleat có tác dụng an thần nên có thể gây buồn ngủ, ngủ gật, kém tỉnh táo, mờ mắt. Vì vậy bạn không nên lái xe hay điều khiển máy móc sau khi uống Thu*c.
  • Loratadine và Cetirizine: Hai loại Thu*c này nằm trong nhóm Thu*c kháng histamin thế hệ 2. Khác với Clorpheniramin các Thu*c này không gây buồn ngủ nên được ưu tiên lựa chọn cho người bị dị ứng nhộng tằm. Tuy nhiên Loratadine và Cetirizine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, khô miệng, đặc biệt là khi dùng với liều cao kéo dài.

– Thu*c bôi chứa kẽm sulfat, methol hay phenol:

Đây là các Thu*c điều trị tại chỗ để giảm cơn ngứa ngoài da.

– Thu*c Epinephrine:

Loại Thu*c này chỉ được chỉ định điều trị cấp cứu cho các trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng nhộng. Thu*c được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch giúp dễ thở, ngăn ngừa suy hô hấp, giảm sưng ở môi, miệng, đồng thời ức chế phản ứng dị ứng đang diễn ra trong cơ thể.

– Cortisone: 

Thu*c được sử dụng theo đường tiêm phối hợp cùng Thu*c kháng histamin. Mục đích sử dụng là giảm viêm cấp tốc trong đường hô hấp, giúp đường dẫn khí được thông thoáng, dễ thở.

– Thu*c đồng vận beta:

Thường dùng là albuterol. nhóm Thu*c này cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng ở đường hô hấp cho các trường hợp bị dị ứng nhộng có biểu hiện sốc phản vệ.

Riêng đối với các bệnh nhân bị dị ứng nhộng nghiêm trọng, có biểu hiện suy hô hấp hoặc không thể thở được, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân thở máy oxy.

3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị dị ứng nhộng tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho các trường hợp bị dị ứng nhẹ sau khi ăn nhộng.

    Chườm khăn lạnh:

Dùng một cái khăn lạnh nhúng vào nước đá, sau đó vớt ra vắt cho ráo bớt nước và đắp trực tiếp lên khu vực da bị ảnh hưởng. Làm như vậy có tác dụng giảm sưng viêm, xoa dịu cơn ngứa, làm cho các vết phát ban trên da nhanh lạnh. Bạn có thể chườm lạnh lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi khi lên cơn ngứa ngáy khó chịu.

    Dùng kinh giới:

Hái ngọn và hoa của cây kinh giới đem sao nóng rồi bọc ngay vào trong một miếng vải sạch. chườm lên khu vực bị ngứa nổi sẩn do dị ứng nhộng 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.

    Uống nước chanh ấm pha mật ong:

Hỗn hợp thức uống này giúp bổ sung nhiều vitamin C, E giúp chống dị ứng, thải độc, làm nhanh lành tổn thương trên da.

Bạn chỉ cần lấy 2 thìa mật ong pha chung với 150ml nước ấm và 1 thìa nước cốt chanh. Quậy đều lên và thưởng thức.

    Đắp nha đam:

Nha đam là nguyên liệu có đặc tính sát trùng mạnh, giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da bị dị ứng.

Để trị dị ứng nhộng, bạn lấy gel nha đam thoa lên những khu vực da cần điều trị 2 – 3 lần trong ngày.

Trong quá trình chữa trị dị ứng nhộng tại nhà cần lưu ý:

    Không ăn các món có nhộng dù chỉ là một ít

Bị dị ứng nhộng bao lâu thì khỏi?

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này bởi khả năng phục hồi của mỗi cá nhân chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như:

    Mức độ dị ứng nhộng ở từng ca bệnh

Thông thường, nếu người bệnh chỉ bị dị ứng nhộng nhẹ gây ngứa da nổi mẩn thông thường thì các triệu chứng này có thể thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. trường hợp bị dị ứng nặng các triệu chứng có thể kéo dài đến vài tuần. điều quan trọng là bạn cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và có chế độ chăm sóc đúng cách để tình trạng dị ứng nhộng tằm sớm chấm dứt.

Lưu ý: Thông tin trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

Bạn nên tìm hiểu thêm

    Những thực phẩm hàng đầu dễ gây dị ứng bạn nên biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhong-mon-an-bo-duong-nhung-de-gay-di-ung)

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Hải sâm là một loại thực phẩm biển tuyệt hảo, món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu... Nó còn là vị Thuốc có công năng bổ thận ích tinh.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY