Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những “anh hùng” trong cuộc chiến chống Covid-19

(MangYTe) - Khác với nhiều quốc gia trên thế giới hiện vẫn đang phải cách ly xã hội để phòng tránh Covid-19, ở Việt Nam mọi người lại vô cùng thoải mái đón Giáng sinh, đón Năm mới 2021.

Để làm nên điều thần kỳ ấy là cả những sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp chính quyền, người dân. Trong đó có những sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ, những chiến sĩ công an, quân đội, các cấp chính quyền cơ sở… Họ đã phải xa gia đình, căng mình trực 24/24 giờ, không quản hiểm nguy, đêm ngày chiến đấu không mệt mỏi.

nguy hiểm nhưng không chùn bướctrong những ngày hà nội là "tâm dịch" của cả nước, những cán bộ y tế tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh luôn đối mặt nguy cơ bị lây nhiễm bất cứ lúc nào, nhưng họ đều vượt qua để thực hiện tốt nhiệm vụ. năm 2020, một năm thật đặc biệt, với biết bao kỷ niệm khó quên trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ của trung tâm y tế (ttyt) quận hoàn kiếm. đến ttyt quận hoàn kiếm những ngày cuối năm, chúng tôi vẫn cảm nhận rõ những bước chân “vội vã, dồn dập”, những nét mặt căng thẳng, âu lo của cán bộ y tế nơi đây dù dịch covid-19 đã tạm lắng.

Nhân viên y tế Hà Nội thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid - 19 tại ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh tháng 4/2020. Ảnh: Phạm Hùng

Giám đốc ttyt quận hoàn kiếm đoàn văn việt chia sẻ, quận hoàn kiếm là “cái rốn” đón khách du lịch, khách nước ngoài nhập cảnh về việt nam với hơn 700 khách sạn và cơ sở lưu trú. có những thời điểm, quận đón đến 10.000 khách du lịch các nước lưu trú trên địa bàn. thế nên, những ngày đầu hà nội chống dịch, đội ngũ y bác sĩ của ttyt quận hoàn kiếm nhiều vất vả, lắm gian truân. đó không chỉ là sự vào cuộc của đội cơ động chống dịch mà cả hệ thống chính trị, nhân viên các trạm y tế phường cùng vào cuộc chống “giặc covid-19”. thật khó diễn tả cảm xúc khi lãnh đạo ttyt cùng lãnh đạo ubnd quận trắng đêm chỉ đạo điều hành công tác chống dịch. thời gian ấy, họ ăn, ngủ ở cơ quan, có khi cả tuần không về nhà. cán bộ y tế của đội cơ động chống dịch cứ “sục sạo” suốt ngày đêm trên từng góc phố. hàng ngày, họ phải vào khách sạn điều tra, ghi chép, theo dõi sức khỏe cho khách. thời gian đầu, hà nội chỉ đạo, những trường hợp sốt, có triệu chứng thì mới cách ly. tuy nhiên, sau này, do nhiều trường hợp không có triệu chứng, xét nghiệm vẫn dương tính với covid-19 nên cứ xuất hiện trường hợp nào dương tính, đội chống dịch của quận lại lao đến để liệt kê, điều tra, phun khử khuẩn… cách ly các trường hợp f1, f2.suốt thời gian đó, tâm lý cán bộ y tế nơi đây rất nặng nề. bởi số ca Tu vong ở trung quốc và các nước quá nhiều khiến họ thêm phần lo âu. nhiều cán bộ y tế của trung tâm cứ đến buổi họp giao ban là khóc. bởi thực tế, họ chưa bao giờ va chạm những chuyện như vậy. họ sợ không dám về nhà, sợ lây nhiễm cho vợ, chồng, con cái và cả gia đình. nhiều lần, họ xin giám đốc ttyt được ngủ lại ở trạm y tế.

“có hôm, tôi đang chủ trì họp giao ban giữa trạm trưởng trạm y tế và các bộ phận, tự dưng thấy một vài nữ cán bộ cứ thút thít khóc. gặng hỏi mãi, họ mới nói. trước đó, vị bác sĩ công tác tại bệnh viện (bv) đa khoa hồng ngọc (bv khám cho trường hợp bn 17) có tiếp xúc, nói chuyện với các bác sĩ trạm y tế (phường hàng bạc). đến khi, họ biết thông tin các bác sĩ ở bv hồng ngọc bị đưa đi cách ly vì tiếp xúc với bn 17 nên họ rất hoảng loạn. đến thời điểm hiện tại, đội ngũ y tế của quận chưa bao giờ được nghỉ ngơi. họ quay cuồng với vòng xoáy chống dịch trước làn sóng lượng người nhập cảnh về nước dịp này khá lớn. “dù giai đoạn này, dịch không căng thẳng như trước nhưng đội cơ động chống dịch của quận luôn trong tinh thần sẵn sàng chiến đấu và quay lại “chiến thuật” ban đầu” - giám đốc ttyt quận cho hay.sẵn sàng “xuất kích” bất kể ngày đêmnhững ngày này, dù giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc chiến chống dịch covid-19 đã qua đi, nhưng trên khuôn mặt bác sĩ trần thị phương anh - trưởng khoa kiểm soát bệnh tật và hiv/aids, ttyt quận hai bà trưng vẫn đọng lại nét mệt mỏi. công việc của chị buộc phải trực tiếp tiếp xúc với các ca nghi mắc, thậm chí có thể là ca bệnh nên nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào. chị chia sẻ: "có những bác sĩ, nhân viên y tế đang nuôi con nhỏ mà mấy tuần liền chỉ được gặp con qua điện thoại. có hôm phải đến 5 giờ sáng mới xác minh xong đối tượng f1, f2". vất vả ngay từ buổi đầu, nhưng "cao trào" thật sự đến khi phát hiện ổ dịch ở bv bạch mai - nơi hằng ngày có hàng nghìn người ra vào thăm, khám...”.là một thành viên trong đội chống dịch của tp, bác sĩ đào hữu thân - phó trưởng khoa phụ trách khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cdc hà nội cho biết, hiện trên địa bàn hà nội có 65 đội chống dịch covid-19 cơ động, trong đó tuyến tp có 5 đội. mỗi quận, huyện, thị xã có 2 đội thực hiện chế độ thường trực, sẵn sàng “xuất kích” khi nhận thông tin có ca nghi nhiễm covid-19. mỗi đội có 5 -7 thành viên, trong đó có bác sĩ điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên phun khử khuẩn và người hỗ trợ lo an toàn sinh học cho đội… từ đầu năm 2020 đến nay, thành viên các đội vẫn chưa có một ngày nghỉ đúng nghĩa. “thời gian tới, khi tết nguyên đán đang đến gần, vẫn còn đó những ca mắc nhập cảnh. 65 đội chống dịch của hà nội đã được kiện toàn lại và phân công lịch trực thường xuyên để đáp ứng tình hình dịch” - bác sĩ hữu thân cho hay.chia sẻ về nghề, phó giám đốc cdc hà nội khổng minh tuấn tâm sự, nếu với mỗi bác sĩ điều trị, mục tiêu là cứu được người bệnh thì với mỗi cán bộ y tế dự phòng, bảo vệ cộng đồng không nhiễm các dịch bệnh là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến. năm 2020, dịch covid-19 cơ bản đã được hà nội kiểm soát tốt. mặc dù từ 18/8 đến nay, thủ đô không ghi nhận ca covid-19 tại cộng đồng nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vẫn luôn hiện hữu, nhất là vào thời điểm cuối năm. vì vậy, ngành y tế thủ đô luôn đặt công tác phòng, chống dịch covid-19 ở mức ưu tiên cao nhất. trước tình hình việt nam phát hiện ca bệnh biến chủng mới, hà nội khuyến cáo thực hiện mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch trong đợt cao điểm từ nay đến tết nguyên đán tân sửu 2021.

“nếu trong trường hợp xuất hiện ca bệnh, các đơn vị cần phải truy vết thần tốc, khoanh vùng và cách ly kịp thời. sở y tế hà nội đề nghị các đơn vị quản lý người nhập cảnh tại sân bay, khu cách ly tập trung của quân đội, khách sạn, cơ sở lưu trú, đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh trái phép… đây là những yếu tố quyết định thành bại của công tác phòng, chống dịch” - giám đốc sở y tế hà nội nguyễn khắc hiền cho hay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nhung-anh-hung-trong-cuoc-chien-chong-covid-19-408819.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY