Đánh giá trước phẫu thuật hôm nay

Những ảnh hưởng S*nh l* của gây mê phẫu thuật

Không có bằng chứng rằng gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống có ưu thế hơn gây mê toàn thân về mặt cung lượng tim hoặc kết quả phẫu thuật chung

Một tỷ lệ không cân xứng những bệnh nhân này là trên 65 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đều không có các biến chứng của thủ thuật hoặc gây mê. Tuy nhiên, khoảng 3 đến 10 phần trăm bệnh nhân phải chịu những biến chứng mà đa số là biến chứng tim, phổi hoặc nhiễm trùng.

Vai trò của người tư vấn y tế bao gồm định rõ tình trạng bệnh nhân, đánh giá mức độ nặng và tính ổn định của những tình trạng này, đưa ra nguy cơ phẫu thuật và khuyến cáo đánh giá trước phẫu thuật đó làm giảm nguy cơ phẫu thuật.

Những biến chứng của gây mê và phẫu thuật phần lớn là hậu quả của những ảnh hưởng S*nh l* đã biết. Cả gây mê toàn thân và gây tê ngoài màng cứng thường gây giãn mạch ngoại biên và thường gặp nhất trong gây mê toàn thân là làm giảm co cơ tim. Những ảnh hưởng này thường dẫn đến hạ huyết áp tương đối, thoáng qua hoặc ít gặp hơn là hạ huyết áp kéo dài. Giảm thể tích khí lưu thông (Vt) do gây mê và gây tê ngoài màng cứng có thể đóng các đường dẫn khí nhỏ và dẫn đến xẹp phổi. Mức epinephrìn và norepinephrin tăng trong phẫu thuật và vẫn còn tăng trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau, Nói chung mức cortisol tăng trong 1-3 ngày và mức hormon chống bài niệu có thể tăng kéo dài một tuần sau phẫu thuật.

Không có bằng chứng rằng gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống có ưu thế hơn gây mê toàn thân về mặt cung lượng tim hoặc kết quả phẫu thuật chung. Nhìn chung, lựa chọn kỹ thuật hoặc Thu*c là tuỳ vào bác sỹ gây mê.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/danhgiaphauthuat/nhung-anh-huong-sinh-ly-cua-gay-me-phau-thuat/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY