Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những bất cập trong dự thảo Nghị định Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hoá nhập khẩu

MangYTe - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho rằng, dự thảo Nghị định ngày 4/6 do Bộ Tài chính xây dựng, quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu thiếu vắng vai trò của các bộ ngành liên quan.

Ngày 12/1, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 38 về việc phê duyệt đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu, giao bộ tài chính (tổng cục hải quan) đầu mối phối hợp với các bộ và các tổ chức cá nhân có liên quan xây dựng dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về án toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu.

Về dự thảo nghị định này, hiệp hội tpcn việt nam đã có văn bản góp ý, tuy nhiên qua nghiên cứu dự thảo nghị định do bộ tài chính xây dựng, hiệp hội tpcn việt nam nhận thấy nhiều nội dung bất cập, không phù hợp và cơ bản chưa tiếp thu các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các viện, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời trái với ý kiến của thủ tướng chính phủ tại quyết định số 38, pgs.ts trần đáng thông tin.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam chia sẻ những ý kiến với báo chí về nội dung Dự thảo Nghị định ngày 4/6 do Bộ Tài chính xây dựng.

Theo đó, hiệp hội cho rằng, phạm vi của đề án tại quyết định 38 gồm hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu. nhưng dự thảo nghị định lại quy định các nội dung trình tự công bố hợp quy, đăng ký công bố, tự công bố.

Đây là nội dung thuộc phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước áp dụng thống nhất cho cả thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho rằng: "Dự thảo Nghị định đã không phân biệt được hoạt động kiểm tra nhà nước và Hoạt động quản lý nhà nước".

Cũng theo ông Đáng, dự thảo sẽ làm phát sinh thêm đầu mối là các cơ quan kiểm tra thuộc bộ Tài chính thay vì trước đây chỉ có các cơ quan được Bộ quản lý chuyên giao/chỉ định.

Gây lộn xộn, dễ mất kiểm soát ATTP nhập khẩu

"bên cạnh đó, với mục tiêu chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao công tác quản lý chất lượng, kiểm tra attp đối với hàng hoá nhập khẩu, theo đó nghị định về kiểm tra nhà nước phải đảm bảo 5 nguyên tắc và đáp ứng được 7 cải cách tại quyết định số 38 nhưng dự thảo nghị định do bộ tài chính xây dựng chưa đảm bảo các nội dung được giao tại quyết định số 38. cụ thể, dự thảo nghị định không tuân thủ các quy định tại các luật an toàn thực phẩm; luật chất lượng sản phẩm hàng hoá, không kế thừa sự tiến bộ của nghị định số 15/2018/nđ-cp…", pgs.ts trần đáng nhấn mạnh.

Đặc biệt, việc không kế thừa các tiến bộ của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP để giải quyết tất cả các bất cập liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành như: chỉ kiểm tra ATTP, chất lượng sẽ do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và sẽ được các cơ quan quản lý chuyên ngành hẩu kiểm khi lưu thông trên thị trường theo các nguy cơ; việc kiểm tra ATTP được thực hiện theo 3 phương thức.

Tuy nhiên, với quy định tại Dự thảo Nghị định như hiện nay đã tạo ra sự "phân biệt đối xử" giữa thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu về phương thức và mức độ kiểm tra. Việc này sẽ dẫn đến Việt Nam sẽ phải xử lý các quan ngại, khiếu nại của các nước xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia WTO và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do với các nước khu vực.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính đã không được thực hiện theo quy trình đánh giá tác động văn bản (RIA) theo luật ban hành văn bản.

Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam đề xuất Việt Nam cần phân định rõ, tránh nhầm lẫn quản lý Nhà nước và kiểm tra nhà nước. Làm rõ, nâng cao vai trò của các bộ ngành trong công tác đảm bảo ATTP, đặc biệt là các bộ ngành chịu trách nhiệm về chuyên môn (Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm)...

Cơ quan kiểm tra nhà nước là tổ chức thực hiện các dịch vụ, bên thứ ba trong đánh giá sự phù hợp. Với 3 phương thức kiểm tra gồm kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt cần xây dựng tiêu chí cụ thể, dễ hiểu, kể cả tiêu chí với nhà cung cấp.

Hải Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nhung-bat-cap-trong-du-thao-nghi-dinh-cai-cach-mo-hinh-kiem-tra-chat-luong-kiem-tra-attp-doi-voi-hang-hoa-nhap-khau-20210616091200105.htm)

Chủ đề liên quan:

an toàn thực phẩm Trần Đáng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY