Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những bệnh nhân bị lãng quên trong đại dịch

Mỹ-Covid-19 tước đi nhu cầu điều trị cơ bản của những bệnh nhân ung thư, ghép tạng hay cần phẫu thuật, khiến họ chật vật dù không nhiễm virus.

Patrick Carr, giáo sư xã hội học tại Đại học Rutgers, từng sống chung với ung thư máu trong vòng 8 năm trước khi điều trị thành công. Đến tháng 1 năm nay, căn bệnh tái phát. Ông phải tiếp tục các đợt hoá trị để kiểm soát khối u tuỷ.

Song Covid-19 quét qua Philadelphia, Carr phải chật vật vì tình khan hiếm máu dự trữ ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Những buổi thăm khám trực tiếp cũng lần lượt bị huỷ bỏ. Sức khoẻ của giáo sư 53 tuổi dần chuyến biến xấu. Ông qua đời hôm 16/4.  

Bà Maria Kefalas gọi chồng mình là một bệnh nhân bị lãng quên của đại dịch, cho rằng Covid-19 đã khiến ông Tu vong nhanh hơn, dù không nhiễm bệnh.  

"Tôi không nói anh ấy sẽ chiến thắng ung thư. Nhưng tôi nghĩ đáng lẽ anh ấy sẽ chống cự được lâu hơn 4 tháng nếu không vì tình trạng khan hiếm máu hoặc thiếu hụt y bác sĩ như hiện nay. Những người như chồng tôi không ch*t vì mắc Covid-19, họ qua đời bởi lọt vào lỗ hổng của chính hệ thống chăm sóc sức khoẻ", bà nói.  

Đối với các bệnh nhân ung thư, cần ghép tạng hay phẫu thuật não, đại dịch làm đảo lộn quá trình điều trị. Giường bệnh thiếu hụt, máu dự trữ khan hiếm và các y bác sĩ đều kiệt sức. Phòng bệnh chuyên khoa chuyển thành các khu hồi sức tích cực, bác sĩ phẫu thuật được chỉ định điều trị cho bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Ngay cả khi có chỗ trống, các trung tâm y tế cũng ngần ngại để người không nhiễm nCoV nhập viện vì sợ lây nhiễm chéo. Bản thân người bệnh cũng e dè khi phải đặt chân tới bệnh viện dù tình trạng sức khoẻ chuyển biến xấu.  

Kể từ khi dịch bệnh lan rộng, nhiều nơi đã tạm dừng các buổi chụp quang tuyến vú hoặc những ca phẫu thuật không khẩn cấp như thay khớp gối, nâng cơ mặt và điều trị thoát vị.

Tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân rơi vào "vùng xám" của hệ thống y tế. Họ không phải trường hợp cấp cứu, song bệnh tình sẽ tiến triển nhanh chóng, khả năng dẫn đến Tu vong hoặc khuyết tật suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Cả bác sĩ và bệnh nhân đều đối mặt với một viễn cảnh đáng lo ngại: liệu quá trình điều trị sẽ bị đình trệ trong bao lâu?

Sự trì hoãn đặc biệt nguy hiểm đối với các bệnh nhân ung thư. Các bác sĩ cho biết họ chỉ điều trị những trường hợp thật sự cần thiết để tiết kiệm thiết bị y tế và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm cho chính bệnh nhân – nhóm có nguy cơ chuyển nặng nếu nhiễm nCoV.  

Nhiều bệnh nhân ung thư vú phải tạm hoãn phẫu thuật. Song các chuyên gia cho rằng điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến diễn tiến căn bệnh bởi đây thường là các khối u lành tính. Một số bác sĩ đề xuất cho người bệnh điều trị bằng Thu*c, bao gồm ức chế hormone hoặc hoá trị liệu, trong thời gian chờ đợi phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân cần được tư vấn tâm lý để chấp nhận sự thay đổi này.

"Khi dịch bệnh đã được kiểm soát, chúng tôi sẽ quay lại với họ sau", tiến sĩ Larry Norton, giám đốc y tế Trung tâm Ung thư Vú Evelyn H. Lauder, nói.

Đối với các bệnh nhân ung thư phổi, tiến sĩ Jacob Sands, bác sĩ chuyên khoa lồng ngực tại Viện ung thư Dana-Farber, cho biết tác dụng phụ của hoá trị khiến một số người dễ nhiễm nCoV hơn. Bác sĩ phải lựa chọn phương pháp thay thế.  

Ông giải thích, một liệu trình, dù có lợi cho bệnh nhân, vẫn để lại nhiều biến chứng bao gồm sốt, dễ khiến họ phải đến khoa cấp cứu – nơi vốn đã quá tải vì Covid-19 và ẩn chứa nhiều virus. Vì vậy bác sĩ nghiêng về cách điều trị thay thế, có thể kém hiệu quả nhưng lại an toàn hơn.  

Đại dịch cũng ảnh hưởng lớn tới các ca phẫu thuật cấy ghép. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, số người hiến tạng giảm đáng kể, theo bà Helen Irving, giám đốc điều hành của LiveOnNY, điều phối viên ghép tạng ở Bờ Đông.

Những người hiến tạng tiềm năng thường đã ch*t não hoặc đang sống thực vật, chủ yếu do T*i n*n hay dùng Thu*c quá liều. Hiện một số có thể đã nhiễm nCoV, nội tạng của họ không còn sử dụng được.  

Bên cạnh đó, do tình trạng cách ly, gia đình các bệnh nhân không thể có mặt ở bệnh viện để thảo luận với bác sĩ về vấn đề này.

"Chúng tôi phải nói chuyện với họ qua điện thoại. Đây chắc chắn là điều không dễ dàng. Từ trước đến nay, chúng tôi luôn trao đổi trực tiếp", bà nói.

Thông thường LiveOnNY có khoảng 30 người hiến tạng mỗi tháng, đủ cho 75 ca phẫu thuật cấy ghép. Con số hiện giờ giảm xuống còn 25%.

Tình trạng tương tự xảy ra đối với những người hiến tạng sống. Theo tiến sĩ Kasi McCune, bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Columbia NewYork-Presbyterian, trước đại dịch, Mỹ có khoảng 750 ca ghép thận mỗi tuần. Đến cuối tháng 3, con số giảm xuống còn 350.

Bệnh nhân suy thận có thể điều trị bằng hình thức lọc máu. Song những người mắc suy gan không có sự lựa chọn nào khác ngoài phẫu thuật.

"Chúng tôi hiểu rằng bệnh nhân Covid-19 là ưu tiên hàng đầu. Nhưng một số người cũng có thể ch*t vì bệnh gan giai đoạn cuối", bà Irving nói.  

Ở các khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV, bệnh viện thường xuyên quá tải. Phòng phẫu thuật được chuyển đổi thành khu hồi sức tích cực (ICU), khiến bác sĩ không thể tiến hành mổ lấy nội tạng từ người hiến đã qua đời.  

Các trường hợp hiến sống cũng bị ảnh hưởng, bởi cả người hiến và người nhận đều cần hồi sức ở ICU sau phẫu thuật. Điều này dường như là "xa xỉ" trong đại dịch, khi giường bệnh được ưu tiên cho bệnh nhân nhiễm nCoV.  

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh cũng báo cáo tình trạng tương tự.

"Theo lịch, khoa của tôi có 65 ca phẫu thuật não", bác sĩ David Langer, giám đốc khoa thần kinh, Bệnh viện Lenox Hill, cho biết. Song cả ông và đồng nghiệp đều tạm ngưng công việc quen thuộc trong vài tuần. Họ được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại ICU.  

Các ca mổ hoãn lại vì lý do an toàn. "Bản thân bệnh nhân cũng không muốn đến bệnh viện", ông nói.

Song đối với những người khác, sự chậm trễ là tương đối rủi ro. Nhiều người cần phẫu thuật gấp để ngăn ngừa đột quỵ.

"Thường thì chúng tôi sẽ tiến hành trong vài tuần. Họ dễ gặp nguy hiểm, chẳng có lý do gì để chờ đợi cả", bác sĩ Langer cho biết.

Tiến sĩ Bruce K. Lowell, bác sĩ nội khoa tại New York, nhận định Covid-19 có thể giết ch*t những người thậm chí không mắc bệnh bằng cách tước đi nhu cầu điều trị cơ bản của họ. Các dịch vụ thiết yếu ngưng lại. Bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao vẫn cần được xét nghiệm thường xuyên để điều chỉnh đơn Thu*c.

"Người dân vẫn đang đau tim, đột quỵ. Tôi cảm thấy hiện giờ chẳng ai nhận thức được bất cứ điều gì ngoài Covid-19", ông nói.  

Thục Linh (Theo NY Times)

Lựa chọn sinh tử trong cuộc chiến Covid-19

Lựa chọn nghiệt ngã của y bác sĩ Mỹ

Cụ 106 tuổi đánh bại nCoV

Bệnh nhân Covid-19: 'Chiến đấu với virus đúng là ác mộng' ,

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-benh-nhan-bi-lang-quen-trong-dai-dich-4088143.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY