Những cái gọi là "bí kíp sinh tồn" lâu nay nổi tiếng trên mạng xã hội hóa ra lại chẳng đúng sự thật. Hãy cùng các nhà khoa học kiểm chứng 5 "bí kíp sinh tồn" phổ biến dưới đây:
Sự thật là: Điều này còn phụ thuộc vào giống loài của con gấu. Gấu xám Bắc Mỹ sẽ tấn công những ai có ý định xâm phạm lãnh thổ của nó, nếu nó nhận ra bạn không phải mối hiểm họa, nó sẽ bỏ qua. Nhưng điều tương tự không xảy ra với Gấu đen Bắc Mỹ, loài này có phản ứng của kẻ săn mồi. Định nằm im giả Ch?t ư? Chắc chắn nó sẽ "xơi tái" bạn!
Nếu không hiểu rõ tập tính của loài gấu thì đừng dại gì nằm im
Sự thật là: Thật là nhảm nhí! Chỉ cần nước đạt đến độ sôi, mọi sinh vật gây bệnh sẽ Ch?t hết, không kể thời gian đun. Đun nước lâu hơn chỉ khiến bạn lãng phí nhiên liệu mà thôi.
Đun nước quá lâu chỉ làm tốn nhiên liệu mà thôi
Sự thật là: Những mẩu tin về "ai đó" mắc kẹt giữa sa mạc và phải tự uống nước tiểu của mình để sinh tồn đã trở nên quá phổ biến. Đúng là 95% thành phần của nước tiểu là nước tuy nhiên nếu để lượng nước thải này quay trở lại cơ thể nhiều lần, thận của bạn sẽ bị đầu độc nghiêm trọng.
Tóm lại, tự uống nước tiểu thì hại nhiều hơn lợi!
Sự thật là: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, xương rồng được sử dụng làm các món ăn và thức uống đặc sản. Thế nhưng có ăn uống được hay không còn phụ thuộc vào loại xương rồng. Nếu chỉ chọn bừa một cây xương rồng trên sa mạc, khả năng cao nó sẽ chứa hàm lượng thành phần gây tiêu chảy, ói mửa và làm mất nước.
Tốt hơn là nên kiếm nước từ những khe suối.
Không phải xương rồng nào cũng uống được
Sự thật là: Có thể bạn đã đọc ở đâu đó rằng rêu luôn mọc ở phía Bắc của một thân cây, không chính xác đâu. Ở những khu rừng nhiều bóng râm và gần nguồn nước, rêu sẽ mọc quanh thân cây.
Để chính xác hơn, hãy để ý đến những cây dương lá rung, loài cây này có lớp bột chống nắng tự nhiên phủ trên thân. Bên nào có lớp bột dày hơn thì bên đó là hướng Nam.