Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Những biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng bạn nên hiểu rõ

Thay khớp háng là được áp dụng để điều trị các bệnh xương khớp. Tuy nhiên các biến chứng sau khi thay khớp háng có thể xuất hiện và gây nguy hiểm cho bạn.

thay khớp háng là phẫu thuật được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, viêm đa khớp dạng thấp,…

Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ những biến chứng sau khi thay khớp háng để cân nhắc việc thực hiện phương pháp này.

Những biến chứng sau khi thay khớp háng bạn cần biết

1. Hình thành cục máu đông

Cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sau khi phẫu thuật. tình trạng này gây ra nguy hiểm nếu cục máu đông vỡ và di chuyển đến phổi, tim hoặc não.

Bạn nên ngưng hút Thu*c trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông tại tĩnh mạch. Hoặc các bác sĩ sẽ kê toa Thu*c chống đông máu để ngăn tập kết tiểu cầu.

Sau phẫu thuật, bạn có thể được chỉ định Thu*c làm loãng máu để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng này.

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể xảy ra tại vị trí vết mổ hoặc trong các mô sâu hơn gần khớp nhân tạo. Vi khuẩn Staphylococcus aureus, kháng Gram dương và trực khuẩn Gram âm là tác nhân gây nhiễm trùng sau phẫu thuật thường gặp nhất.

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng ở vị trí khớp nhân tạo, bạn có thể phải phẫu thuật lần thứ hai để loại bỏ và thay thế một khớp nhân tạo mới.

Trong thời gian bị nhiễm trùng bạn nên hạn chế thực hiện các cuộc phẫu thuật hay điều trị nha khoa. Nếu bắt buộc phải thực hiện, bạn nên báo với bác sĩ và nha sĩ về tình trạng nhiễm trùng.

3. Gãy xương

Trong khi phẫu thuật, các bộ phận xương khớp khỏe mạnh ở gần khớp háng có thể bị gãy. đôi khi chỉ xuất hiện các vết nứt rất nhỏ và tế bào xương có thể tự phục hồi. tuy nhiên tình trạng gãy xương nghiêm trọng hơn cần phải được điều trị bằng phương pháp y khoa.

Người mắc bệnh loãng xương dễ gặp phải biến chứng này, do đó bạn nên bổ sung vitamin và canxi trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ gãy xương khi thực hiện thay khớp háng.

4. Trật khớp

Trật khớp háng là biến chứng thường gặp trong vài tháng đầu sau phẫu thuật. nếu khớp háng bị trật, bác sĩ có thể sử dụng nẹp để giữ cho hông cố định. nếu bạn bị trật khớp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để định hình lại khớp.

Để ngăn chặn biến chứng này, bạn nên hạn chế vận động mạnh sau thời gian phẫu thuật. cố gắng tránh áp lực lên khớp háng để khớp cố định trong vài tháng.

Các đối tượng dễ gặp phải biến chứng trật khớp:

    Nữ giới

Biến chứng này đã trở nên ít phổ biến hơn trong những năm gần đây, vì vật liệu khớp nhân tạo và kỹ thuật trong phẫu thuật thay khớp háng đã được cải thiện hơn rất nhiều.

5. Thay đổi chiều dài chân

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện các bước để hạn chế vấn đề này. Nhưng đôi khi khớp nhân tạo được thay vô tình làm cho một chân dài hơn hoặc ngắn hơn chân kia.

Nếu chênh lệch giữa hai chân không quá lớn, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện một số phương pháp để cải thiện. tuy nhiên, độ chênh lệch quá lớn buộc bệnh nhân phải thay khớp háng nhân tạo một lần nữa.

Khi chiều dài chân không bằng nhau, bạn có thể cảm thấy đau và mỏi cơ. Các dây thần kinh có thể bị kéo căng đến mức tê bì và đau đớn.

6. Lỏng khớp

Mặc dù biến chứng này rất ít xảy ra khi phẫu thuật thay khớp háng. tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khớp nhân tạo không cố định vào xương hoặc có thể lỏng dần theo thời gian.

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thay khớp háng nhân tạo lần thứ hai. hoặc phẫu thuật để cố định ổ khớp.

 7. Nhiễm ion kim loại

Các khớp nhân tạo kim loại có khả năng giải phóng các ion vào máu của bạn, chúng có thể gây viêm và ăn mòn xương.

biến chứng này rất nguy hiểm nên các bộ phận nhân tạo bằng kim loại hiện nay hiếm khi được sử dụng.

8. Chấn thương thần kinh

Trong quá trình phẫu thuật, các dây thần kinh và dây chằng bao quanh khớp có thể vô tình bị tổn thương. chấn thương dây thần kinh xương đùi, dây thần kinh tọa và dây thần kinh thị giác là các biến chứng phổ biến nhất.

Tùy vào mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. biến chứng này thường được cải thiện hoàn toàn từ 1 – 3 tháng.

9. Phản ứng dị ứng

Nguyên liệu của khớp nhân tạo có thể gây dị ứng ở bên trong cơ thể. tình trạng này khá hiếm gặp nhưng không loại trừ những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải biến chứng này.

Dù rất hiếm gặp nhưng đã có trường hợp Tu vong do phản ứng dị ứng với nguyên liệu của khớp nhân tạo.

10. Tu vong

Tu vong là một biến chứng hiếm gặp khi thực hiện thay khớp háng nhân tạo. tỷ lệ Tu vong cao hơn ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ở độ tuổi trên 70 tuổi.

Bạn nên chủ động báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc thực hiện phương pháp này.

Phẫu thuật thay khớp háng là lựa chọn cuối cùng khi khớp bị tổn thương nặng nề và không còn khả năng phục hồi. để hạn chế những biến chứng do phương pháp này, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bien-chung-sau-khi-thay-khop-hang)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY