Hô hấp hôm nay

Những cách đơn giản đối phó với cảm cúm mùa đông

Để đối phó và tránh xa những cơn cảm cúm mùa đông có thể bất thình lình xuất hiện, bạn hãy thử những cách đơn giản sau.

Thêm sữa chua vào bữa sáng: Thành phần probiotics có trong sữa chua giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giúp bạn dễ dàng chống chọi với cảm cúm mùa đông hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn sữa chua buổi sáng có thể giảm 12% khả năng mắc các bệnh đường hô hấp so với người bình thường.

Mở cửa sổ và hít thở khí trời: Đừng đóng cửa im ỉm để trốn tránh mùa đông, điều đó càng khiến cho cơ thể bạn trở nên nhạy cảm và dễ nhiễm virus cúm hơn mà thôi

Ăn nhiều nấm: Một nghiên cứu mới đây cho thấy nấm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Những người thường xuyên ăn nấm sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh do virus truyền nhiễm gây ra.

Không đưa tay lên miệng: Nếu bạn có thường đưa tay lên miệng hoặc mũi thì nên từ bỏ thói quen đó ngay. Vì bàn tay phải tiếp xúc với đồ vật khác nhau và là tiềm ẩn khả năng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Ngủ đủ giấc: Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, vận động căng thẳng. Những người ngủ đủ giấc sẽ có sức đề kháng tốt hơn nhiều.

Rửa sạch mũi trước khi đi ngủ: Trong suốt mùa lạnh, bạn nên thường xuyên rửa sạch mũi bằng các loại Thu*c nhỏ mũi hoặc xông mũi với nước nóng trước khi đi ngủ. Điều này giúp sát khuẩn và hạn chế tối đa sự phát triển, lây lan của virus cúm nếu có.

Bổ sung kẽm: Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch. Nếu cảm thấy dấu hiệu của cảm lạnh hay cúm, hãy uống một vài viên kẽm hoặc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm như các loại đậu, ngũ cốc, tôm, thịt gà, thịt bò…

Uống nhiều nước là cách tốt nhất để nhanh chóng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn sẵn sàng chống chọi với virus cúm trong mùa đông.

Ăn cay: Các gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt có thể giúp thông xoang, giảm cảm giác ngạt mũi rất hiệu quả. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng tạm thời, nếu bị cúm nặng thì bạn nên tìm đến bác sĩ và uống Thu*c theo đơn.

Xông mũi nước nóng với tinh dầu: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước nóng và xông mũi là cách hiệu quả để các xoang mũi giãn ra. Bằng cách này những hạt kháng khuẩn trong tinh dầu bạc hà dễ dàng len lỏi vào khoang mũi, giúp bạn nhanh hết cúm. Nhung cach don gian doi pho voi cam cum mua dong-Hinh-12Xúc miệng nước muối hàng ngày là cách đơn giản mà hiệu quả để sát khuẩn, phòng ngừa các bênh đường hô hấp trong mùa đông

Ăn súp gà nóng: Tác dụng của súp gà không chỉ nằm ở hơi nóng làm thông mũi hay canh mặn làm dịu cổ họng bị đau mà súp gà còn có khả năng làm chậm sự lây lan của các tế bào nhiễm trùng. Điều này khiến cho bệnh cúm dễ kiểm soát, bớt dai dẳng hơn.

Uống mật ong: Một cốc nước ấm pha cùng 2 thìa mật ong uống vào mỗi buổi sáng là liều Thu*c bổ tuyệt vời cho hệ miễn dịch của bạn

Theo Chi Anh - Kiến thức

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-cach-don-gian-doi-pho-voi-cam-cum-mua-dong-n228490.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi mùa đông đến là bệnh khá phổ biến ở miền Bắc. Bệnh này thường do Rotavirus gây ra, thường kéo dài trong 3-7 ngày.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY