Tâm linh hôm nay

Những chánh pháp nói về khẩu ngữ

Trong sâu lắng tâm hồn, người có tứ vô lượng tâm đã có trong ý nghĩ, trong ý thức của mình (ý), rồi thể hiện tứ vô lượng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả bằng hành động (thân) và bằng lời nói (khẩu ngữ), hoặc chỉ bằng hành động hay chỉ bằng lời nói Luận về Mười điều lành trong Kinh Hành thập thiện!

Trong vô lượng pháp môn để cứu độ chúng sinh, ngoài giáo lý về Hành Thập Thiện đã được nói ở trên, để hướng dẫn chúng sinh hữu tình trên con đường tu đạo, Đức Phật còn nói đến nhiều pháp môn khác nhau rải rác trong quá trình hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh khi Người còn tại thế. Trong đề tài này, xin chỉ nêu những pháp tu có liên quan đến việc thực hiện A. Tứ Diệu Đế nói về Chính ngữ.

Trước tiên cần phải nói rằng toàn bộ giáo lý của đức Phật, những điều Phật dạy trong 49 năm hoằng pháp của Người, mà sau này các đệ tử đã tập kết và biên soạn ra các bộ kinh để ngày nay con người ta được hưởng trong Tam tạng kinh điển (Kinh, luật, luận) đều là nhằm mục đích giáo hóa cho chúng sinh hữu tình biết rõ con đường đi đến giải thoát, giác ngộ. Tất cả mọi pháp môn trong tam tạng kinh điển đểu mang một ý nghĩa giáo dục cho con người hướng thượng, làm những điều lành. Ta hãy khảo sát một cách sơ lược những pháp môn hay nói khác đi là những lời Phật dạy để chúng sinh hữu tình hướng đến sự tu tập trên con đường giải trừ các nghiệp quả để đạt đến giải thoát giác ngộ.

1. Tứ Diệu Đế, bài học đầu tiên.

Sau 49 ngày tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề, đức Phật đã đi thuyết pháp. Buổi thuyết pháp đầu tiên tại Bồ đề đạo tràng trước năm anh em Kiều Trần Như, đức Phật đã nói về vấn đề Bốn chân lý mầu nhiệm hay còn gọi là Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế, Tứ Chân Đế…

Tứ Diệu Đế, chữ Phạn là Catvary Aryasatyani. Arya (Diệu) là màu nhiệm, cao quý hay diệu kỳ. Satya (Đế) là chân lý, là sự thật. Tứ Diệu Đế là bốn chân lý màu nhiệm, là bốn sự thật diệu kỳ, còn được gọi là Tứ Thánh Đế hay Tứ Chân Đế. Giáo lý Tứ Diệu Đế được nói đến trong các kinh: Đế phân biệt tâm kinh (Trung Bộ III), kinh Phân biệt thánh đế (Trung A Hàm), kinh Chuyển pháp luân (Tương Ưng & Tạp A Hàm),

Bốn chân lý màu nhiệm đó là:

1.1.

1.3. đưa đến đau khổ. sự chấm dứt khổ đau cũng có nghĩa là đưa đến niềm an vui và hạnh phúc. có chấm dứt được khổ đau, phiền não, chấp trước, vọng tưởng, con người mới thấy được niềm an vui, thanh tịnh và hạnh phúc, mới đến được giải thoát, niết bàn. chính vì vậy diệt đế đồng nghĩa với niết bàn.

1.4.

2. Nội dung của Đạo đế:

Có thể nói toàn bộ giáo lý mà đức Phật đã dạy đều nằm trong (hay Thất giác chi)(hay Bát thánh đạo) hay còn được gọi là Bốn niệm xứ, Bốn chính cần, Bốn thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phận, Tám thánh đạo phận. (4+4+4+5+5+7+8=37). Nội dung cụ thể của từng phần trong 37 phẩm trợ đao là:

2.1.1. Thân niệm xứ (tức Quán thân là bất tịnh), bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.

2.1.2. Thụ niệm xứ (tức Quán thụ là khổ), là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, là khổ và biết tính vô thường của chúng.

2.1.3. Tâm niệm xứ (tức Quán tâm là vô thường), là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là vô thường, tham hay không tham, sân hay không sân, si hay không si

2.1.4. Pháp niệm xứ (tức Quán pháp là vô ngã), là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều vô ngã, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

Phương pháp quán chiếu này được nói rõ trong kinh Tứ niệm xứ và Phật từng nói rằng, pháp này có thể đưa đến Niết bàn. Ngày nay, phép quán bốn niệm xứ được phổ biến rộng, trong đó hành giả ngồi toạ thiền hay áp dụng phép quán này trong các hoạt động hàng ngày.

2.2.1. Cần cù tinh tấn để ngăn ngừa những tội ác chưa phát sinh không thể phát sinh;

2.2.2. Cần cù tinh tấn để ngăn ngừa và diệt trừ những tội ác đã phát sinh;

2.2.3. Cần cù tinh tấn để phát triển những điều lành phát sinh.

2.2.4. Cần cù tinh tấn để những điều lành đã phát sinh ngày càng phát triển.

2.3.2. 2.3.4.

10 thì: Năm căn này là nền tảng căn bản để phát sinh ra tất cả các thiện pháp, nên gọi là ngũ căn”. Và theo Luận Câu xá 3 thì: Đối trong pháp thanh tịnh thì năm căn này có tác dụng tăng thượng. Vì sao vậy? Vì thế lực của chúng có khả năng hàng phục tất cả các thứ phiền não, đưa hành giả đến Thánh đạo.

Năm căn ấy gồm:

2.4.1. 2.4.3.

2.4.4.

2.6.1.

2.6.3. 2.6.4. 2.6.6. là thấy và hiểu biết đúng đắn mọi vấn đề trong thế giới và xã hội con người theo giáo lý của Đức Phật, nghĩa là nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, thấy rõ việc nào là thiện, điều nào là ác, hiểu rõ luật nhân quả. Chính kiến là nhận biết đúng đắn về bản chất của sự vật là vô thường, vô ngã, là do duyên sinh, duyên khởi, là nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến hết mọi khổ đau, tức là nhận thức đầy đủ về Tứ Diệu Đế.

là suy nghĩ đúng đắn, chân chính, nghĩa là đừng để đầu óc của mình nghĩ ngợi đến những cái xấu, đến những vấn đề bất thiện như tham lam, tức tối, giận hờn, ghen tỵ, đố kỵ, âm mưu đen tối, hãm hại...nghĩa là không nghĩ đến những điều đem cái hại đến cho người khác. Chính tư duy giúp hành giả và chúng sinh hướng về cái tâm cao thượng, tâm thiện mỹ, về từ bi hỷ xả, nhẫn nhục, trầm tĩnh, về lòng thương yêu giúp đỡ chúng sinh trên trần thế.

là hành vi chân chính, đúng đắn, nghĩa là không có hành vi giết hại, trộm cướp, tà dâm. Chính nghiệp là thực hành những việc làm lương thiện, là thực hiện sự thương yêu, cứu người, giúp đỡ người có khó khăn, là không ham muốn thú vui bất thiện. Chính nghiệp giúp con người ta có một nghề nghiệp đúng đắn, không hại chúng sinh hữu tình, không gây tội lỗi sai trái. Chính nghiệp là thực hiện những việc làm không gây ra các nghiệp ác về thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

là thực hiện đời sống chân chính, đúng đắn, nghĩa là phải có phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, nghề nghiệp lương thiện, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo, L*a đ*o, dối trá hại người. Chính mạng còn có nghĩa là sống đúng chính pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong ảo tưởng, mơ hồ, trừu tượng, không chạy theo dục vọng. Chính mạng là thực hiện một đời sống không bệnh tật, ít muốn, biết đủ, chân thành.

là thực hiện sự nỗ lực đúng đắn, cố gắng một cách lành mạnh, nghĩa là nỗ lực đoạn trừ điều ác, nỗ lực thực hành điều thiện. Chính tinh tấn không phải là muốn làm hơn người khác mà là cố gắng, là nỗ lực ngăn chặn không cho phát sinh những điều ác, nỗ lực ngăn chặn làm cho những điều ác đã phát sinh phải tiêu diệt, nỗ lực làm cho những điều thiện chưa phát sinh thì nhanh chóng phát sinh và nỗ lực làm cho những điều thiện đã phát sinh thì phát triển cao hơn nữa.

3. Chính ngữ, phương pháp tu nói:

Ta biết rằng trong Lời nói không mất tiền mua,

Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trong dân gian, để làm vừa lòng nhau, người nói phải lựa lời để không nói lời làm cho người khác buồn phiền khổ đau, không nói xấu người khác, không đặt điều thêm bớt, không đem chuyện người này nói lại với người kia. Nhưng “lựa lời mà nói…”, đấy mới chỉ là đạo xử thế của thế gian, chứ không phải là Chính ngữ trong Tứ Diệu Đế theo con đường Đức Phật dạy. Con đường Chính ngữ của Đức Phật không phải là lựa lời mà nói, mà phải nói lời chân thật, đúng đắn nhưng phải đúng lúc và đúng chỗ. Người nắm được chính ngữ không bao giờ nói sai sự thật, lời nói không thiên vị, không nói xuyên tạc, không nói chuyện phiếm, chuyện tào lao, không nói giỡn cợt, nói móc máy, nói mỉa mai, nói to tiếng, nói tranh luận hơn thua, nói xỉ vả, chửi mắng, nạt nộ, la hét, hù dọa. Chính Ngữ còn là lời nói hiền lành lời nói không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh, không nói lời dâm dục, tục tĩu.

Còn không nói được như vậy thì im lặng như Đức Phật đã từng dạy : im lặng như chính pháp. Vì thế có thể đổi câu ca dao tục ngữ trên là:

Lời nói không mất tiền mua

Nói lời chính ngữ cho vừa lòng nhau

Nói chung, Chính ngữ là những lời nói đúng đắn, chân thật, luôn luôn lúc nào cũng ôn tồn, nhã nhặn, dịu dàng, nhẹ nhàng, từ tốn, khiêm cung và lời nói không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Ðức Phật ra đời nhằm mục đích cứu vớt chúng sinh ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trong quá trình tu tập, người Phật tử không nên quá chú trọng đến chính mình mà quên người, không nên chỉ lo giác ngộ cho mình mà không tìm cách giác ngộ cho người. Đức Phật đã dạy: Phải tự giác, giác tha, tức là không phải chỉ lo được giác ngộ cho mình mà phải lo giác ngộ cho người khác. Trong đạo Phật, càng lo tự lợi cho chính mình chừng nào lại càng đi ngược với sự tu hành chừng ấy. Trái lại, càng hy sinh cho người, càng chú trọng đến lợi tha, tức là quan tâm đến quyền lợi cho người khác, lại càng mau chứng ngộ chừng ấy. Vì vậy, Đức Phật đã nêu ra pháp môn Tứ Nhiếp để tùy theo căn cơ của người tu Phật mà thực hiện.

Tuy nhiên, trong tài liệu này, chủ yếu nói về Hình thức cao nhất của bố thí là Bố thí Ba la mật, nghĩa là bố thí không vì mình mà bố thí, bố thí rất nhiều mà không thấy mình có bố thí; bố thí mà không phân biệt thân sơ, không chấp ta, người, thù, bạn; bố thí mà không chấp số lượng những vật bố thí. Khi ấy, bố thí không còn là một việc làm phúc hay ban ân nữa, hoặc không phải là một việc làm để cầu mong điều có lợi cho mình, không nghĩ gì đến việc người được bố thí chịu ơn mình hay trả nghĩa mình. Mà bố thí chính là một việc làm tự nhiên xuất phát từ tâm từ bi được chứng ngộ, và phải coi những người được ta bố thí chính là ân nhân của mình.

Trong kinh Kim Cang, Đức Phật có nói với Tôn giả Tu Bồ Đề rằng : “Nếu có người đựng đầy bảy báu trong đại thế giới (một nghìn triệu thế giới nhỏ) đem bố thí (tài thí), thì phúc đức có nhiều không ?”. Tu BồÐề thưa: “Bạch ThếTôn ! nhiều lắm”.Phật dạy : “Tu Bồ Ðề ! Nếu có người thọ trì đọc tụng kinh này, hoặc vì người giảng nói trọn quyển hoặc nửa quyển, cho đến tối thiểu là bốn câu kệ, thì công đức (pháp thí) của người này nhiều hơn người trước. Tại sao vậy ? Vì tất cả Phật và Pháp đều từ kinh này mà sanh ra”. Điều đó chứng tỏ trong các hạnh bố thí thì bố thí pháp (pháp thí) là hạnh cao hơn cả. Việc in kinh, in đĩa nói về Phật pháp để giúp cho mọi người hiểu được giáo lý của Đức Phật cũng là một việc làm bố thí pháp.

Về vấn đề ái ngữ, sẽ đề cập đầy đủ hơn phần thứ hai của sách này

Tuy nhiên, trong các pháp môn

Tứ vô lượng tâm bao gồm bốn tâm rộng lớn vô lượng là tâm

Cố ý mong muốn làm cho kẻ khác được yên vui là đặc điểm quan trọng của tâm Từ. Người có tâm Từ luôn luôn cố gắng tạo an lành cho tất cả chúng sinh, người có tâm Từ chỉ thấy những gì tốt đẹp ở mọi người và không bao giờ nhìn phần xấu xa hư hỏng của người khác.

Người có tâm Bi thường có một tấm lòng rộng lớn. Có khi, để làm êm dịu nỗi khổ đau của kẻ khác, người có tâm Bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng của mình. Chính do nhờ tâm Bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ. Người có tâm Bi không sống riêng cho mình, mà luôn sống cho kẻ khác và luôn luôn tìm cơ hội để giúp đời, nhưng không bao giờ cầu mong được đền ơn đáp nghĩa. Người có tâm Bi không phân biệt sự giúp đỡ đối với mọi người dù nam hay nữ, chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, vật chất hay tinh thần. Họ thể hiện lòng trắc ẩn cao đẹp đối với mọi đối tượng trong chúng sinh để giúp đỡ.

giữa người tội lỗi và bậc thánh nhân và đối xử đồng đều với tất cả.

Với người có D. Tứ Y pháp

. Trong đó

Trên đây, trong Phần thứ Nhất, đã trình bày pháp môn của Đạo Phật nói về tu Mười điều lành (Hành thập thiện) và những pháp môn khác nói về tu nói (Hành khẩu nghiệp). Phần thứ Hai sau đây sẽ nói về

Trích tập sách "Hành Thập thiện và con đường giải trừ khẩu nghiệp" của tác giả Phạm Đình Nhân

Chú thích: Nội dung do tác giả gửi tới phatgiao.org.vn

Ngũ căn còn có nghĩa nữa là bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Ngũ căn trong 37 phẩm trợ đạo nói ở đây có ý nghĩa khác, nó bao gồm Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn

Ngũ lực hay năm lực có 3 nghĩa khác nhau: 1. Chỉ năm loại Ma lực tức năm trần (Ngũ trần). 2. Chỉ 5 lực của 37 phẩm trợ đạo gồm: Tín lực, Tinh tiến lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. 3.Chỉ năm lực trong Tông Kính Lục bao gốm Định lực, Thông lực, Tá thức lực, Đại nguyện lực và Pháp uy đức lực

Thất giác chi : Chi là cành, ngành, bộ phận. Giác là giác ngộ. Đó là 7 điều hay 7 pháp tu hướng đến giác ngộ giải thoát

Tứ chúng ở đây có nghĩa là bốn loại : tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di (sư nam, sư nữ, cư sĩ nam, cư sĩ nữ)

Phạm Đình Nhân

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nhung-chanh-phap-noi-ve-khau-ngu-d10661.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY