Sinh sản , Nữ hôm nay

Những chị em có ý định đẻ không đau nên biết điều này để tránh nguy hiểm đến tính mạng

Gây tê ngoài màng cứng được biết đến là phương pháp giúp làm giảm cơn đau trong chuyển dạ khi sinh đến 70-80%. Tuy nhiên, ai không được chỉ định dùng phương pháp này?

Mới đây, liên quan đến trường hợp một sản phụ ở Bắc Ninh Tu vong sau 30 phút tiêm Thu*c giảm đau khi chuyển dạ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, nhiều chị em đã tỏ ra lo lắng về những tác dụng phụ mà loại Thu*c giúp "đẻ không đau" này gây ra.

Tuy nhiên, theo kết quả bước đầu trong cuộc họp của hội đồng chuyên môn thuộc bắc ninh, các chuyên gia kết luận sản phụ ngừng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân, nghĩ nhiều đến tắc mạch ối trong quá trình chuyển dạ.

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau khi chuyển dạ được đánh giá an toàn với thai phụ và em bé trong bụng. Ảnh TL

Nguyên nhân cuối cùng của vụ việc hiện vẫn đang được quan chức năng điều tra, làm rõ. vì vậy, chị em không nên quá hoang mang, lo sợ về mũi tiêm giảm đau khi đẻ này.

Bản chất của phương pháp "đẻ không đau" là gì?

BS Tào Tuấn Kiệt, Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, hiện nay, tại các khoa sản của bệnh viện, phương pháp "đẻ không đau" thường được tư vấn cho các sản phụ và hoàn toàn không bắt buộc.

Để giảm đau, phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật hiệu quả và phù hợp nhất cho cả mẹ và bé.

Kỹ thuật này được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ.

Thu*c gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

Thời điểm để tiến hành gây tê ngoài màng cứng

Theo BS Tào Tuấn Kiệt, bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh là những người quyết định thời điểm tốt nhất để thực hiện gây tê ngoài màng cứng.

Đa phần kỹ thuật này được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm, nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu đau nhiều, hay trong một số trường hợp bệnh lý của mẹ.

Đôi khi "đẻ không đau" cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8 cm, miễn là em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

Lợi ích và tác dụng phụ của giảm đau khi đẻ

Phương pháp giảm đau khi đẻ giúp cho cuộc "vượt cạn" của sản phụ không còn quá đau đớn (giảm 70-80% các cơn đau), ít mất sức, cuộc chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn mà không làm mất cảm giác rặn.

Điều này giúp sản phụ an tâm, thoải mái hơn trong quá trình chuyển dạ và được chứng minh an toàn cho bé. Đây là phương pháp được khuyến cáo trên những sản phụ có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp hoặc hen phế quản.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Một số sản phụ có thể cảm thấy khó chịu do tình trạng hạ huyết áp thoáng qua. Đôi khi có thể xuất hiện cảm giác lạnh run và ngứa.

Sản phụ cũng có thể thấy tê 2 chân hoặc hơi nặng, khó khăn khi nhấc lên. Tình trạng này sẽ hết sau 24-48 giờ sau khi sinh. Di chứng của "đẻ không đau" là rất hiếm.

Ai không được thực hiện phương pháp này?

- Sản phụ sốt cao không rõ nguyên nhân, có nhiễm trùng tại vùng thắt lưng (có mụn mủ, nhiễm trùng da…)

- Sản phụ có bệnh lý vùng cột sống thắt lưng, bệnh lý thần kinh, bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang chảy máu.

- Những trường hợp thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống.

Nguồn: giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d30510233308547fb6e8944)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY