Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Những dấu hiệu của suy nhược thần kinh

Mất ngủ, suy nghĩ lo lắng quá nhiều, hay ngại giao tiếp là những dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh - hay còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược - là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp trong xã hội hiện đại, nguyên nhân chủ yếu là các chấn thương về tâm lý.

Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do các vấn đề về tâm lý.

Dưới đây là 6 dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh:

Mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

Lợi ích của giấc ngủ không cần phải bàn cãi, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe là vấn đề nhiều người quan tâm. Tập thể dục là biện pháp tốt nhất, vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng vừa giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine.

Đi bộ là một giải pháp rất tốt cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo một nghiên cứu của tổ chức Mind, có trụ sở tại Anh, 71% số người tham gia nghiên cứu cho biết họ đã giảm được cảm giác lo lắng và trầm cảm sau khi dành ít nhất 30 phút đi bộ trong công viên mỗi ngày.

Chăm sóc sức khỏe thể chất cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.

Mất ngủ là một trong nhiều dấu hiệu của chứng suy nhược thần kinh. Ảnh: Getty.

Rối loạn lo âu

Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước.

Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.

Vì vậy, khi bạn đang lo lắng về một vấn đề, thay vì cố gắng suy nghĩ ra cách giải quyết, hãy thư giãn. Điều đó sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái trở lại và có thể khiến bạn hoàn thành tốt công việc của mình hơn hay có được những phương thức giải quyết hợp lý hơn.

Khi bạn đang ở trong tình trạng kìm kẹp vì lo âu hay trầm cảm, đơn giản chỉ cần ngồi bình tĩnh và hít thở thật sâu trong một vài phút. Hãy lặp lại vài lần một ngày, cách này sẽ thay đổi chức năng bộ não của bạn, tạo thành một thói quen tốt.

Lo lắng thường xuyên là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm. Ảnh: Getty.

Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài… Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.

Tuy nhiên, mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.

Hoảng loạn

Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khoẻ tinh thần.

Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Khi lo lắng, chúng ta sẽ thở nhanh và sâu, đồng nghĩa với việc lượng CO2 thải ra nhiều, gây nên một sự thay đổi tạm thời nồng độ pH trong máu gọi là kiềm hô hấp. Sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và choáng váng.

Hãy điều hòa lại hơi thở bằng cách thở chậm và dài hơn để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở ra dài sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm, khiến bạn thư giãn hơn.

Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp

Nếu bạn thường xuyên trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác.

Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ có xu hướng né tránh mọi thứ tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.

Hãy cố gắng gạt bỏ tâm lý nặng nề bằng cách gặp gỡ mọi người, trước hết là những người thân thiết, hãy chia sẻ với họ tình trạng của bạn, rất có thể những quan điểm của họ sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.

Kết bạn, gặp gỡ mọi người sẽ khiến tinh thần bạn thoải mái hơn. Ảnh: Getty.

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Chứng mất tập trung có các biểu hiện như: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ...

Để tránh mắc phải những căn bệnh này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều khoáng chất và vitamin, không uống rượu, hút Thu*c lá, hạn chế căng thẳng, thức khuya và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Theo Minh Hải - Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dau-hieu-cua-suy-nhuoc-than-kinh-n318485.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY