Tới khi căn bệnh trở nên nặng nề hơn mới biết mình đã mắc bệnh về tim mạch như tai biến mạch máu não, suy tim … Dưới đây là 6 dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch mà các bạn nên biết để sớm đi khám xét phát hiện bệnh.
Bạn thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng hoặc khi bạn không làm gì cả hoặc khó thở về đêm thì có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim.
Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất là đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp.
Đau ngực là một ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện.
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) là cảm giác tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi … nhưng đôi khi lại là của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần liên lạc với bác sỹ ngay.
Hay chóng mặt vào buổi sáng được gọi là huyết áp thế đứng thấp nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay phản ứng phụ của Thu*c men bao gồm cả Thu*c lợi tiểu và Thu*c huyết áp. Lý do khác có thể là chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường như cũ mà tự nhiên bị sút cân thì có thể bạn đã mắc một căn bệnh ác tính. Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp trạng trầm cảm hay tiểu đường, hoặc nếu tăng cân đột ngột thi có thế do bị tích lũy quá nhiều dịch trong cơ thể khiến bạn bị phù. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.
Bạn bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10% trọng lượng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và xem lại thói quen ăn uống.
Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím … rất có thể bạn đang bị mắc một mạch nào đó, cần phải đưa đi bệnh viện để khám xác định rõ bệnh lí.
Trên đây là 6 trong bệnh tim mạch mà các bạn nên biết để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường mà mình đang gặp phải, và tới bệnh viện sớm nhất để kiểm tra phát hiện ra bệnh tim mạch.
AloBacsi.vn, Theo Bacsi.com